58.789 73.487 91.858 114.823 143.529 Tổng số vốn tự có bị

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cổ phần hoá Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam (Trang 32 - 37)

Tổng số vốn tự có bị

thiếu 27.910 38.521 52.002 69.084 90.683 117.940

Nguồn: Tạp chí Ngân hàng (số chuyên đề 2004)

Về nợ xấu : 31/12/2000, các NHTM nhà nước đã xác định được số nợ

tồn đọng cần xử lý phát sinh trước 31/12/2002 là 23.000 tỷ đồng theo từng nhóm nợ và dự kiến đến năm 2003 sẽ xử lý xong toàn bộ số nợ tồn đọng.

Nhưng, khi những khó khăn của việc xử lý nợ này chưa hết thì năm 2003 lại phát sinh thêm nhiều khoản nợ xấu khác. Đầu năm 2004, mặc dù việc xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng đã có nhiều chuyển biến nếu tính theo tiêu chuẩn kế toán của Việt Nam thì là 5,44% (12/2004), nhưng nếu tính theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế (cứ chậm trả nợ một ngày thì tính thành nợ quá hạn) thì tỷ lệ nợ này là 40%, so với thông lệ quốc tế là 5% thì gấp 8 lần cho phép. Nợ xấu cao, vốn tự có thấp làm giảm hiệu quả kinh doanh của các NHTN Nhà nước, tăng rủi ro và giảm khả năng sinh lời.

Về khả năng sinh lời : Nghiệp vụ tín dụng hiện nay vẫn là nghiệp vụ

truyền thống tạo thu nhập chủ yếu đối với các NHTM Nhà nước nên mặc dù gia tăng dịch vụ nhưng các Ngân hàng vẫn chú trọng đẩy mạnh đầu tư nghiệp vụ này. Tốc độ dư nợ tín dụng hàng năm tăng cao nhưng chất lượng tín dụng chưa cao, nhiều khi phải thực hiện vai trò cấp tín dụng theo chỉ định của chính phủ và chủ yếu cho các DNNN. Do cạnh tranh, các Ngân hàng vừa phải tăng lãi suất tiền gửi để huy động vốn trong khi lãi suất tiền vay lại không tăng nhiều để thu hút khách hàng. Vì vậy, chênh lệch lãi suất có xu hướng giảm cộng với chi phí mở rộng mạng lưới chi nhánh, dịch vụ tăng lên làm lợi nhuận của các NHTM Nhà nước giảm xuống.

Đối với mảng dịch vụ, hầu hết các NHTM Nhà nước đều còn tập trung cung ứng dịch vụ Ngân hàng truyền thống như : thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, thu phí nghiệp vụ bảo lãnh. Thu nhập từ dịch vụ chiếm 20% trong tổng thu nhập là thấp so với các Ngân hàng thế giới khoảng hơn 40%. Ví dụ như Bank of China đạt 77,80%; American Express đạt 39,87%, Kookmin Bank Korea đạt 52,10%, ANZ Bank Australia đạt 30% (2003). Từng dịch vụ Ngân hàng chưa tạo dựng được thương hiệu riêng, quy mô của từng dịch vụ còn nhỏ, chất lượng dịch vụ thấp, sức cạnh tranh yếu, hoạt động Maketing Ngân hàng hạn chế nên tỷ lệ khách hàng là cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ Ngân hàng còn ít. Dịch vụ thẻ thanh toán với máy ATM chưa

liên kết được giữa các ngân hàng với nhau. Rủi ro trong sử dụng thẻ tín dụng là tương đối cao nhưng thông tin phòng ngừa rủi ro trong nghiệp vụ thẻ tín dụng thì chưa có.

Theo thông lệ quốc tế, một Ngân hàng tốt trên thế giới thường có lợi nhuận ròng / vốn tự có (ROA) trung bình là 1%, lợi nhuận ròng trên vốn tự có (ROE) là 15%. So sánh với các NHTM Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ ROA giai đoạn 1999 -2003 chỉ đạt 0,38% còn chỉ số ROE thì có khuynh hướng giảm liên tục trong giai đoạn 2001-2003, từ mức 15,85% năm 2001 xuống còn 6,54% năm 2003.

Về khả năng cạnh tranh : mặc dù hoạt động Ngân hàng vẫn tập trung

chủ yếu tại 5 NHTM quốc doanh với thị phần lớn nhưng thực tế năng lực cạnh tranh của các NHTM Nhà nước đều rất kém. Điều này xuất phát từ sở hữu NHTM quốc doanh là Nhà nước.Tâm lý trao tiền cho quốc doanh an toàn hơn cho tư nhân đã ăn khá sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam vì họ hiểu sau các NHTM quốc doanh là Chính phủ. Bản thân các NHTM Nhà nước cũng được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi trongkinh doanh. Thực trạng này đã tạo nên thói quen bao cấp nặng nề, nguyên nhân của nó là tâm lý ỷ lại vào Nhà nước của các NHTM. Trước đây các NHTM cổ phần thường bị yếu thế vì vốn nhỏ, mức tin cậy thấp còn các Ngân hàng nước ngoài thường bị ràng buộc bởi cơ chế. Bước vào xu thế đổi mới, tự do hoá tài chính, các NHTM quốc doanh phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt và luôn bị đe doạ. Thị phần của các NHTM Nhà nước bị chia sẻ khi Ngân hàng nước ngoài và NHTM cổ phần đang ngày một lớn mạnh. Hơn nữa, tâm lý người dân cũng dần dần thay đổi theo hướng tin tưởng hơn đối với Ngân hàng ngoài quốc doanh.Năm 2004 huy động vốn của khối NHTM quốc doanh tăng chậm khoảng thấp hơn 2%. Trong khi ở các NHTM cổ phần ”không khí giao dịch đông đúc hơn mọi năm” 31/8/2004, số dư huy động của VP Bank đạt trên 2873,7 tỷ đồng. Cơ cấu thị phần dự đoán sẽ có nhiều biến đổi theo hướng

giảm thị phần NHTM Nhà nước, tăng thị phần NHTM cổ phần, Ngân hàng nước ngoài.

Bảng 2.5 Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay của hệ thống NHTM Việt Nam thời điểm tháng 12/2004.

Bộ phận

Nguồn vốn huy động

Dư nợ cho vay Giá trị (Tỷ VND) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tỷ VND) Tỷ lệ (%) NHTM Nhà nước 503.156 76,0 345.297 79,4 NHTM cổ phần 82.756 12,5 46.098 10,6

NHTM Nhà nước & liên doanh 66.867 10,1 36.965 8,5

Công ty cho thuê tài chính 1.324 0,2 869 0,2

Quỹ tín dụng nhân dân 7.944 1,2 5.654 1,3

Toàn nghành Ngân hàng 662.047 434.883

Nguồn : NHNN Việt Nam

Trong khi đó, các Ngân hàng nước ngoài luôn tỏ ra chủ động hơn các NHTM Nhà nước, vận dụng triệt để các công cụ thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ để huy động vốn đặc biệt là huy động vốn ngoại tệ. Họ cũng có lợi thế cạnh tranh hơn vì họ có ưu thế về quy mô vốn, trình độ nghiệp vụ, công nghệ, trợ giúp từ Ngân hàng mẹ, và hoạt động của họ không phải tính tới bù đắp những khoản cho vay không sinh lời, những khoản nợ xấu như NHTM quốc doanh (tỷ lệ nợ quá hạn< 1%, tổng dư nợ nguồn dự phòng rủi ro cao. Các NHTM cổ phần cũng có lợi thế riêng của mình. Do quy mô nhỏ, nên NHTM cổ phần trước đây chỉ tập trung vào các khách hàng nhỏ hay tập trung phát triển hoạt động Ngân hàng bán lẻ. Ngày nay, tiềm lực tài chính, quy mô vốn, uy tín đã được nâng cao, họ cũng xâm nhập vào các khách hàng lớn. Hiện các NHTM cổ phần có tiềm lực rất mạnh về cung cấp dịch vụ, tiện ích Ngân hàng. NHTM cổ phần á Châu là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất về thị

trường thẻ tín dụng ở Việt Nam của NHTM Nhà nước có lợi thế lâu dài như Ngân hàng Ngoại thương.

Về nguồn nhân lực và cơ chế quản lý điều hành : Con người là yếu tố quyết định đối với sự thành bại của mọi cơ chế quản lý, là trụ cột để phát triển đố với bất cứ doanh nghiệp nào. Trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, là lĩnh vực hết sức nhạy cảm xét trên nhiều giác độ, vì vậy nó không chỉ đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, kiến thức kinh tế tổng hợp, mà còn đòi hỏi gắt gao về đạo đức nghề nghiệp.

Về nguồn nhân lực trong các NHTM Nhà nước, một thực trạng là số lượng cán bộ có trình độ chuyên môn cao, am hiểu hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế, thành thạo ngoại ngữ là không nhiều. Mặt khác tác phong làm việc của nhiều cán bộ Ngân hàng chưa theo kịp sự phát triển của thị trường quốc tế. Những cơ chế quản lý chặt chẽ trong các NHTM Nhà nước chưa cho phép các nhà quản trị NHTM nhà nước phát huy tính năng động chủ quan của mình. Quyền và trách nhiệm vật chất đối với Giám đốc, Tổng giám đốc NHTM nhà nước chưa rõ ràng, không khuyến khích tính năng động dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của họ.Về thực chất họ vẫn là công chức nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng, được bổ nhiệm có thời hạn 5 năm một lần. Bộ máy quản lý hoạt động theo cơ chế nhà nước còn nhiều hạn chế, tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước, năng suất lao động không cao càng làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các NHTM nhà nước.

Về mạng lưới chi nhánh, các NHTM Nhà nước là những Ngân hàng có hệ thống mạng lưới chi nhánh lớn nhất trong cả nước. Tuy nhiên, việc tổ chức hoạt động của các chi nhánh này là chưa đồng bộ. Do một số nguyên nhân, việc liên lạc giữa các chi nhánh với trụ sở chính còn khó khăn, các chi nhánh của cùng một Ngân hàng nhiều khi cạnh tranh lẫn nhau.

Tóm lại, bên cạnh một số thành tựu đạt được, NHTM Nhà nước về cơ bản vẫn còn tồn tai rất nhiều yếu kém và hạn chế: Quy mô nhỏ, năng lực tài chính yếu, mức độ rủi ro cao, chất lượng tín dụng thấp, khả năng sinh lời thấp,năng suất lao động thấp, còn ít sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, mức độ áp dụng công nghệ vào hoạt động Ngân hàng còn thấp xa so với khu vực. Tất cả những tồn tại đó tạo nên một thách thức lớn đối với các NHTM Việt Nam trong cơ chế thị trường, đang cạnh tranh ngày càng quyết liệt và tiến trình hội nhập của nước ta đang đến gần.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cổ phần hoá Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w