Án cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cổ phần hoá Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam (Trang 40 - 45)

Trước khi được chỉ thị cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương là Ngân hàng mạnh, có tốc độ tăng trưởng tín dụng đứng đầu khối Ngân hàng.

Nhận thức rõ xu thế của thời đại, quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra, được sự chấp thuận của chính phủ cũng như sự chỉ đạo và hỗ trợ của NHNN, Ngân hàng Ngoại thương đã chủ động xây dựng đề án tái cơ cấu hoạt động cho thời kì 2001-2010.

Sau một thời gian triển khai đề án, Ngân hàng Ngoại thương đã cải thiện được tình hình tài chính, giải quyết cơ bản các khoản nợ xấu, từng bước đưa công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh, bước đầu thực hiện thành công các mục tiêu của đề án.

Năm 2004, nhờ nguồn vốn ngân sách cấp bổ sung và phát huy nội lực, tự bổ sung từ nguồn lợi nhuận, vốn tự có của Ngân hàng Ngoại thương đã được tăng lên trên 6000 tỷ (khoảng 250 triệu USD). Tỷ lệ an toàn vốn là 5,97%.

Về xử lý nợ tồn đọng, làm sạch bảng cân đối tài chính, cùng với việc tận thu các khoản nợ khó đòi từ các khách hàng,xử lý các tái sản thế chấp, cầm cố thông qua việc bán, cho thuê… Ngân hàng Ngoại thương cũng đẩy

mạnh các hoạt động kinh doanh, tăng cường trích quỹ dự phòng rủi ro. Năm 2004, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Ngoại thương là 2,79%, giảm 14 lần so với năm 2000. Tổng tài sản có của Ngân hàng tăng trưởng với tốc độ hàng năm 21,8%. Hoạt động cho vay tăng trưởng nhanh. Trong thanh toán xuất nhập khẩu, Ngân hàng Ngoại thương vẫn chiếm thị phần lớn nhất.

Trên lĩnh vực hiện đại hoá, Ngân hàng Ngoại thương là Ngân hàng dẫn đầu về phát hành và đại lý thanh toán thẻ. Tháng 4/2005, Ngân hàng Ngoại thương đã phát hành ba loại thẻ tín dụng quốc tế có uy tín. Ngân hàng Ngoại thương làm đại lý cho 5 tổ chức thẻ tín dụng hàng đầu thế giới bao gồm cả Dinner Club và JBC. “VCB Money” là sản phẩm cung ứng dịch vụ Home Banking và E Banking giúp khách hàng không phải đến mà vẫn có thể giao dịch được với Ngân hàng, tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại. Trong những năm qua, Ngân hàng Ngoại thương mạnh dạn đầu tư cho hiện đại hoá thiết bị công nghệ. Mới đây, Ngân hàng Ngoại thương đưa ra thị trường sản phẩm “ VCB Global Trade “ đáp ứng yêu cầu giao dịch thương mại quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Về uy tín quốc tế, Viêtcombank trong nhiều năm liền được tạp chí The Banker thuộc tập đoàn FT của vương quốc Anh, Tạp chí Eurro Money bầu chọn là ngân hàng tốt nhất trong năm của Việt Nam, được các ngân hàng Chase Mahattan và một số ngân hàng, tổ chức khác của Mỹ bầu chọn các danh hiệu uy tín về thanh toán và chuyển tiền điện tử.

Tuy nhiên với mức vốn hiện có của Ngân hàng Ngoại thương so với mức trung bình về vốn trong khu vực và trên thế giới, quy mô vốn tự có của Ngân hàng Ngoại thương còn quá nhỏ. Chỉ tính trong khu vực, vốn trung bình của các Ngân hàng đã xấp xỉ 1 tỷ USD. Tỷ lệ vốn tự có tổng tài sản có còn thấp so với chuẩn quốc tế.

Với hạn chế về vốn, hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương sẽ phần nào bị bó hẹp và khả năng cạnh tranh sẽ bị hạn chế. Trong điều kiện mở cửa

thị trường dịch vụ Ngân hàng các Ngân hàng nước ngoài vốn nhiều lợi thế về vốn, công nghệ hiện đại và giàu kinh nghiệm sẽ đe doạ sự sống còn của Ngân hàng Ngoại thương. Thực hiện cổ phần hoá sẽ là một giải pháp để giúp Ngân hàng Ngoại thương tồn tại, phát triển trong điều kiện đó.

* Nguyên tắc cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương.

Quá trình cổ phần hoá phải giữ cho được sự ổn định, phát triển và phát triển tốt hơn nữa trên những nền tảng đã có.

Cổ phần hoá là để Ngân hàng Ngoại thương mạnh lên trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu của quốc gia và Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối trong Ngân hàng Ngoại thương.

Đây là trường hợp đầu tiên Việt Nam lấy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả cao làm thí điểm cổ phần.

Ông Vũ Viết Ngoạn – Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương cho biết đề án cổ phần hoá Ngân hàng sẽ được đệ trình với NHNN vào cuối tháng 7 này.

Ngày 7 tháng 6 năm 2005 Chính phủ đã có Công văn cho phép Ngân hàng Ngoại thương thuê tư vấn quốc tế để xác định giá trị Ngân hàng và phát hành trái phiếu tăng vốn.

Ngày 21 tháng 8 năm 2005 Ngân hàng Ngoại thương có Công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị chính thức ban hành quyết định cổ phần hoá Ngân hàng.

Thực tế đề án cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương dự kiến trình Chính phủ vào tháng 6 /2004. Nhưng do gặp một số vướng mắc và chưa thống nhất về phương pháp cổ phần hoá, các bước cổ phần hoá nên việc trình đề án bị chậm trễ kéo dài.

Tháng 6 năm 2005, việc cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương đã được quyết định tiến hành theo hai bước:

Bước 2: Giải quyết các vấn đề lớn như pháp lý, cơ cấu chiếm giữ

cổ phần và xây dựng đề án chi tiết trình Chính phủ, phát hành cổ phiếu.

Việc phát hành trái phiếu chuyển đổi có thể sẽ được phát hành vào tháng 9 năm 2005 với khoảng từ 2,5 đến 3 tỷ đồng ra công chúng. Phát hành trái phiếu chuyển đổi để tăng vốn tự có, xử lý nợ xấu, đưa giá trị VietcomBank lên mức tốt hơn. Theo ông Lê Xuân Nghĩa – Vụ Trưởng Vụ chiến lược phát triển Ngân hàng “ Tăng được 1% vốn tự có thì giá trị tăng lên khoảng 20%”. Vốn tự có hiện tại của VietcomBank theo tiêu chuẩn quốc tế phải là 8% nhưng mới chỉ có 5%. SBV muốn phát hành một đợt trái phiếu để nâng nó lên 6 – 6,5%. Như thế khi tính giá trị của VietcomBank khi bán sẽ được cao hơn. Cũng theo phương án cổ phần hoá do Ngân hàng này xây dựng năm 2006, sẽ phát hành cổ phiếu với số lượng đợt đầu dự kiến khoảng 2.500 tỷ, Nhà nước giữ khoảng 51%. Theo các nhà phân tích tài chính nếu lợi nhuận trên vốn của VietcomBank năm 2005 vẫn tiếp tục ở mức 17% như năm 2004, giá bán cổ phiếu có thể gấp 2,5 – 3 lần mệnh giá.

Theo chủ trương của Đảng, Nhà nước sẽ cổ phần hoá cả năm Ngân hàng Thương mại Nhà nước. Tuy nhiên không phải là tiên hành đồng thời cùng một lúc mà có Ngân hàng tiến hành trước, có Ngân hàng tiến hành sau. Sau cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương dự định Ngân hàng tiếp theo được cổ phần hoá sẽ là Ngân hàng Đồng bằng sông Cửu Long.

2.3.1.2. Ngân hàng Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) với chủ trương cổ phần NHTM nhà nước.

Ngân hàng Đồng bằng sông Cửu Long là một NHTM Nhà nước có quy mô vốn không lớn chỉ tương đương một NHTM cổ phần lớn tại Việt Nam và bắt đầu hoạt động từ 8/4/1998 theo quyết định 769/TTg ngày 18/9/1997 của thủ tướng chính phủ. Đây là ngân hàng thực hiện việc đầu tư trung, dài hạn cho các chương trình phát triển nhà ở và xây dựng cơ sở kinh tế hạ tầng kinh tế, xã hội và sản xuất kinh doanh vùng đồng bằng sông Cửu Long. MHB có

tốc độ tăng trưởng nguồn vốn mỗi năm trên 30%. Hàng năm để duy trì được tỷ lệ an toàn vốn, ngân hàng này cũng phải tăng nguồn vốn tự có 30%.Nhìn chung thời gian gần đây, dư nợ tín dụng ngân hàng tăng nhanh, cơ cấu dư nợ cũng tăng. Năm 2004, vốn điều lệ của ngân hàng là 823 tỷ, tăng 123 tỷ so với năm 2002 và dư nợ tín dụng đạt 4986 tỷ.

Thực hiện cổ phần MHB được coi là bước đột phá quan trọng nhằm phát triển nhanh nguồn vốn cho ngân hàng. Trong thời gian tới, MHB sẽ phải nỗ lực lành mạnh hoá tình hình tài chính, xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng, đề ra chiến lược và những bước đi cụ thể trong đề án cổ phần hoá.

Cùng với ngân hàng Ngoại thương và ngân hàng Đồng bằng sông Cửu Long, các ngân hàng còn lại là ngân hàng công thương, ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đang tích cực xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho cổ phần hoá.

2.3.1.2.Ngân hàng đầu tư phát triển đang xây dựng phương án cổ phần hoá.

Một trong những nhà băng lớn nhất này đang chủ động xây dựng phương án cổ phần hoá thí điểm một vài đơn vị thành viên. Các dự án đó sẽ được trình NHNN và Chính phủ để có thể được cho phép thực hiện trong năm 2005. Đồng thời BIDV đang nghiên cứu xây dựng phương án tổng thể về cổ phần hoá toàn bộ hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Đại diện nhà băng này cho biết để tiếp tục đóng vai trò Ngân hàng hàng đầu cho đầu tư phát triển và phục vụ các mục tiêu kinh tế, mục tiêu trung hạn được đặt ra cho BIDV là đến năm 2010 phải có nguồn vốn chủ sở hữu tương đương 1,5 tỷUSD. Phương án khả thi nhất để đạt được số vốn này là cổ phần hoá.

BIDV phấn đấu trở thành một Ngân hàng Thương mại cổ phần với cổ phần chi phối của Nhà nước, có cổ đông là các tổ chức tài chính quốc tế uy tín

và kinh nghiệm để xây dựng một mô hình ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh. Đây sẽ là một nội dung lớn và hết sức phức tạp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cổ phần hoá Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w