Định giá NHTM Nhà nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cổ phần hoá Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam (Trang 60 - 63)

Đây là khâu rất quan trọng trong tiến trình cổ phần hoá bởi tính phức tạp trong việc xác định chính xác lượng giá trị này đòi hỏi phảI có phương pháp khoa học khả thi. Từ việc định giá ngân hàng để đảm bảo cổ phần hoá đưa ra một mức gía mà cả người mua và người bán đều chấp nhận được mới đảm bảo gọi vốn cổ đông dễ dàng.

Nhìn một cách tổng quát, giá của một doanh nghiệp nói chung, của một NHTM nhà nước nói riêng gồm 4 nhóm sau

i. Giá trị còn lại của vốn tự có tính đến ngày định giá: Gồm giá trị còn lại của tài sản cố định, quyền sử dụng đất, thiết bị không thuộc nhóm tài sản cố định, vốn đầu tư vào các tổ chức liên doanh, liên kết hay các tài sản tài chính và vốn bằng tiền khác.

ii. Chênh lệch ròng của tổng các khoản phải thu so với tổng các khoản phải trả (gồm các rủi ro có liên quan).

iii. Các quỹ chưa chi (nếu có).

iv. Giá trị danh tiếng- bao gồm giá trị của thương hiệu, tay nghề , tính bền vững của loại ngành nghề, thị phần các quan hệ thị trường truyền thống, là nhóm giá trị mang tính định tính, tạo sức hút mạnh nhất với nhà đầu tư.

Từ đó có những căn cứ để xác định giá trị thực tế của ngân hàng, bao gồm: số liệu trong sổ sách kế toán của ngân hàng tại thời điểm cổ phần hoá, số lượng và chất lượng tài sản theo kiểm kê phân loại tài sản thực tế của ngân hàng tại thời điểm đó, tính năng kỹ thuật của tài sản, nhu cầu sử dụng và giá trị thị trường tại thời điểm cổ phần hoá, giá trị quyền sử dụng đất, lợi thế kinh doanh, uy tín của ngân hàng, tính chất độc quyền và sản phẩm dịch vụ, thương hiệu, khả năng sinh lời của ngân hàng xác định trên cơ sở tỉ suất lợi nhuận của ngân hàng trên vốn sở hữu của ngân hàng. Bởi vậy, khi định giá ngân hàng cần chú ý những nội dung sau:

Về phương pháp định giá, theo thông tư 126/2004/TT-BTC, NHTM sẽ được xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu.Theo đó:

Giá trị Giá trị thực Nợ thực tế Số dư quỹ Nguồn thực tế = tế phần vốn + phải trả + khen thưởng + kinh phí

doanh nghiệp nhà nước phúc lợi sự nghiệp

Đây là phương pháp phổ biến được áp dụng xác định giá trị doanh nghiệp thông thường. Tuy nhiên, trong đó có những điểm yếu nhất định. Và những điểm yếu này càng bộc lộ rõ khi áp dụng cho NHTM nhà nước.

Thứ nhất, giá trị thương hiệu của ngân hàng chưa được tính ở trong công thức mà như trên đã nói, đối với NHTM nhà nước giá trị thương hiệu là một tài sản lớn, cần phảI định giá.Thứ hai, phương pháp này dựa trên giá trị tương lai của dòng tiền, nói chung, nó là một phương pháp kĩ thuật phức tạp và chỉ có thể sử dụng một cách hiệu quả nếu hội đủ những thông tin mà nhiều khi chỉ có được ở những nền kinh tế phát triển.

Do vậy, việc tìm ra một một định giá riêng phù hợp với NHTM nhà nước là rất cần thiết .Ví dụ như có thể nghiên cứu, vận dụng phương pháp giá trị tài sản thuần đánh giá giá trị doanh nghiệp dựa trên thị trường, hay phương pháp độ chênh lệch tiền lời dựa vào tính thường xuyên của siêu lợi nhuận… Nhưng dù là phương pháp nào cũng cần phản ánh đúng giá trị của tài sản hữu hình và vô hình của NHTM nhà nước.

Về quá trình đánh giá giá trị ngân hàng, nên việc chia thành từng bước và thực hiện cẩn trọng do tính phức tạp trong tài sản của ngân hàng. Trong đó, cần chú ý :

- Quyền sử dụng đất của ngân hàng là rất lớn, thậm chí có thể còn lớn hơn giá trị của tất cả các tài sản khác của ngân hàng. Nếu không tính đến giá trị quyền sử dụng đất thì ngân hàng có thể bị đánh giá quá thấp. Vì vậy, Nhà nước đã có chủ trương thực hiện giá trị quỳên sử dụng khi định giá DNNN trong đó có NHTM nhà nước để cổ phần hoá. Việc đánh giá giá trị quyền sử dụng đất nên đánh giá theo thị trường vì các quy định của nhà nước không còn phù hợp.

Với đặc điểm ngành ngân hàng có nhiều hình thức quản lý, nên sử dụng cả hai hình thức giao và cho thuê đất trong định giá Ngân hàng tức tăng vốn nhà nước tại ngân hàng hay hạch toán vào khoản phải nộp ngân sách nhà nước.

- Khi định giá các tài sản cố định của ngân hàng, cần tiến hành đánh giá lại một số tài sản như máy móc, vật tư, đất… dựa trên giá trị sổ sách kế toán vì theo thời gian giá trị của những tài sản này đều không còn như cũ.

- Về phần vốn điều lệ bổ sung của nhà nước cho các NHTM là trái phiếu đặc biệt do bộ tài chính phát hành chỉ có giá trị trên danh nghĩa. Khi định giá NHTM nhà nước nếu không có biện pháp tiền tệ hoá số trái phiếu đặc biệt này thì không nên đưa vào giá trị ngân hàng. Nếu đưa vào giá trị Ngân hàng thì phải được phép giao dịch mua bán trên thị trường chứng khoán.

- Về các tài sản có sử dụng nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay, dư nợ đầu tư vào chứng từ có giá là các tài sản có sinh lời cần đánh giá trong sự vận động không ngừng và theo giá thị trường.

- Với vốn chủ sở hữu là các quỹ phản ánh trong bảng cân đối kế toán: không phảI tất cả đều là vốn chủ sở hữu của ngân hàng và cấu thành nên giá trị ngân hàng như quỹ khen thưởng, phúc lợi là quỹ được sử dụng cho mục đích khác không góp phần tăng thêm giá trị bền vững của ngân hàng.

Nói chung việc định giá NHTM nhà nước là một công việc hết sức phức tạp mà với trình độ hiện nay của các Tổ chức đánh giá trong nước thì việc định giá đúng là một điều khó khăn. Vì vậy để có thể định giá chính xác thì nên thuê các chuyên gia, tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm để tiến hành định giá.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cổ phần hoá Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w