Giải pháp sau cổ phần hoá.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cổ phần hoá Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam (Trang 68 - 71)

- Đối với khả năng mất khách hàng trong ngắn hạn

Khi ngân hàng được tiến hành cổ phần hoá có thể tác động đến tâm lý của một bộ phận khách hàng mà chủ yếu là người gửi tiền do họ tin các NHTM nhà nước có mức độ an toàn cao hơn so với các NHTM cổ phần. Do vậy, có thể xảy ra khả năng họ sẽ rút tiền để sang gửi ở các ngân hàng thương mại khác. Để khắc phục tình trạng này cần :

+ Tuyên truyền giảI thích để mọi người dân hiểu rõ về quá trình cổ phần hoá, tính an toàn và mọi quyền lợi của người gửi tiền vẫn được đảm bảo.

+ Cần có sự chuẩn bị chu đáo về vốn để đảm bảo khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, những khó khăn trên nếu có chỉ là trong ngắn hạn. Nếu sau một thời gian được cổ phần hoá, có uy tín thực sự thì những người gửi tiền lại quay về với các ngân hàng này.

- Đổi mới mô hình quản lý .

Sau cổ phần hoá, các NHTM nhà nước phảI được hoạt động theo mô hình của công ty cổ phần thực sự. Trong điều lệ ngân hàng phải xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng quản trị và ban điều hành.

Sắp xếp lại các phòng ban theo hướng gọn nhẹ linh hoạt giảm đầu mối quản lý, tiết giảm quản lý trung gian, hướng ngân hàng tới cấu trúc đa năng trong toàn hệ thống. Tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ tiên tiến..Từng bước áp dụng các tiêu chuẩn kế toán mới phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Xây dựng hệ thống quản lý nhân sự dựa trên các quy chế, quy định có tính nguyên tắc cao, đúng người đúng việc, đảm bảo năng lực, khả năng quản trị công nghệ, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp.

Trên đây là các giải pháp cơ bản để tìm ra hướng đi cho quá trình cổ phần hoá NHTM nhà nước vốn còn nhiều bế tắc. Dù thực hiện giải pháp nào thì cũng cần gắn lý luận với thực tiễn, tức là các giảI pháp được lựa chọn đều cần được tổ chức thực hiện tốt trong thực tế áp dụng.

Cổ phần hoá ở Việt Nam tuy đã được xác định là giải pháp tất yếu mang tính đột phá đối với đổi mới NHTM nhà nước ở Việt Nam, nhưng là vấn đề phức tạp và chưa có tiền lệ. Trong khi ấy các NHTM nhà nước lại là những doanh nghiệp tầm cỡ mà hoạt động tác động đến toàn hệ thống ngân hàng và tình hình lưu thông tiền tệ trong cả nước. Do vậy, cần có những giải pháp bước đi được tính toán kỹ lưỡng để đạt được kết quả như mong muốn. Việc tìm ra các giảI pháp này không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, của bản thân ngành ngân hàng mà còn là bất cứ ai quan tâm đến vấn đề này.

KẾT LUẬN

Cổ phần hoá là giải pháp ưu việt nhất được lựa chọn cho cơ cấu lại NHTM Nhà nước ở Việt Nam .Với những thuận lợi cơ bản, cổ phần hoá NHTM nhà nước đã bước đầu tạo được nền móng nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, những khó khăn về đường lối, kinh nghiệm đã gây cản trở không nhỏ đến việc thực hiện cổ phần hoá.

Thông qua việc phân tích một vài vấn đề lý luận và thực tiễn, đề tài của em nhằm khẳng định một lần nữa về vai trò của thực hiện cổ phần hoá các NHTM Nhà nước nói riêng và các DNNN nói chung hay sự cần thiết của cổ phần hoá đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Cũng trên cơ sở tìm hiểu, phân tích vê thực trạng cổ phần hoá của Việt Nam , em đã đưa ra một số các giải pháp cơ bản phù hợp với thực trạng đó và hy vọng rằng trong thời gian tới quá trình cổ phần hoá NHTM Nhà nước của nước ta sẽ được đẩy nhanh hơn.

Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong có sự cảm thông giúp đỡ và đóng góp của các thầy, cô giáo để đề tài của em có thể hoàn thành tốt hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cổ phần hoá Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w