Nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại nước ta với một số thị trường chủ yếu Tây Nam á - Trung Cận Đông (Trang 106 - 107)

II. đẩy mạnh hoạt động của doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề nhằm phát triển quan hệ kinh tế

6. Nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng

Các Hiệp hội ngành hàng là các tổ chức phi chính phủ, tập hợp và đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh trong từng ngành hàng, đợc thành lập trên cơ sở tự nguyện nhằm phối hợp có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trờng trong và ngoài nớc. Thực tiễn cho thấy trong xu thế hội nhập hiện nay, khi Nhà nớc hầu nh không can thiệp vào hoạt động kinh doanh thì vai trò của Hiệp hội là rất quan trọng và cần thiết trong việc định hớng cho các doanh nghiệp.

Thời gian qua, các Hiệp hội ngành hàng đã phát triển khá nhanh về số lợng, hoạt động đang dần đi vào chiều sâu. Từ chỗ chỉ có 10 Hiệp hội ngành hàng trớc năm 1998, tới nay cả nớc đã có hơn 30 Hiệp hội ngành hàng trong các lĩnh vực nông

nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Một số Hiệp hội đã thực hiện khá tốt các chức năng cơ bản của mình trong việc tập hợp và đại diện cho các hội viên trong các quan hệ đối nội và đối ngoại, là cầu nối giữa các doanh nghiệp và Nhà nớc. Tuy nhiên, cũng có không ít Hiệp hội chỉ tồn tại về hình thức. Cá biệt có nơi còn nặng t duy “quốc doanh hoá" và "Nhà nớc hoá" Hiệp hội khiến hiệu quả hoạt động còn hạn chế.

Đối với thị trờng thuộc khu vực Trung Cận Đông là thị trờng hiện tại đang có nhu nhập khẩu các sản phẩm nông sản, may mặc và các hàng thủ công mỹ nghệ, đây là các mặt hàng mà nớc ta có thế mạnh vì vậy rất có khả năng để xuất khẩu các mặt hàng này. Muốn biến khả năng này thành hiện thực vai trò rất lớn lại thuộc về các hiệp hội ngành hàng, vì rằng tổ chức này có phối hợp hành động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng tơng đối giống nhau để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, tránh trờng hợp các doanh nghiệp của ta tranh bán cùng một mặt hàng đợc sản xuất ở Việt Nam trên thị trờng nớc ngoài.

Trong thời gian tới, cần tiếp tục nâng cao hơn nữa vai trò của các Hiệp hội trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, thống nhất hành động trong các doanh nghiệp hội viên nhằm tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm một cách có hiệu quả nhất, bảo đảm lợi ích của toàn ngành. Để làm đợc điều đó, bên cạnh nỗ lực tự thân của Hiệp hội, trớc hết Nhà nớc cần sớm ban hành hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động và quy định chức rõ chức năng, quyền hạn của các Hiệp hội, khắc phục đồng thời cả hai biểu hiện “quốc doanh hóa" và “nhà nớc hóa"Hiệp hội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại nước ta với một số thị trường chủ yếu Tây Nam á - Trung Cận Đông (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w