0
Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Thực trạng thanh toán thẻ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 38 -46 )

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NHNTVN

2.1.2.2 Thực trạng thanh toán thẻ

* Hoạt động thanh toán thẻ tín dụng quốc tế:

 Giai đoạn trước năm 1996:

Từ năm 1996 trở về trước, đây là giai đoạn NHNTVN chiếm độc quyền trong lĩnh vực thẻ ở Việt Nam. Thời gian này doanh số thanh toán thẻ quốc tế của NHNTVN có tốc độ tăng trưởng cao, thấp nhất là 60%, đỉnh điểm cao nhất đạt mức 126 triệu USD năm 1996.

 Giai đoạn 1996 – 2004:

Một sự kiện không thể nhắc tới trong thời kỳ này nó đã gây ảnh hưởng rất lớn tới lĩnh vự thẻ nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung đó chính là cuộc khửng hoảng kinh tế khu vực năm 1997. Khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997 cùng với sự tham gia của các NHTM trong nước vào hoạt động kinh doanh thẻ khiến doanh số thanh toán thẻ quốc tế của NHNTVN trong giai đoạn 1997 - 2000 sụt giảm nhanh chóng, thị phần thanh toán bị chia sẻ và ngày càng thu hẹp lại. Doanh số thanh toán thẻ năm 2000 đạt mức thấp nhất trong hơn 10 năm trở lại đây: 71 triệu USD, chỉ chiểm 35% thị phần thanh toán thẻ trên thị trường.

Nhận thức được sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, Ban lãnh đạo NHNTVN, phòng Quản lý Thẻ NHNTVN đã nghiêm túc phân tích, đánh giá thị trường, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan để từ đó tìm ra các tồn tại trong hoạt động thanh toán và thực hiện hàng loạt các giải pháp tích cực: đổi mới công nghệ, chấn chỉnh hoạt động Marketing, nâng cao chất lượng công tác thanh toán, rút ngắn thời gian xử lý giao dịch, áp dụng các chính sách chăm sóc đơn vị chấp nhận thẻ ... nhằm sốc lại hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng. Nhờ chủ trương, chính sách đúng đắn của Ban lãnh đạo NHNTVN cộng với sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ thẻ, hoạt động thanh toán đã có sự chuyển biến tích cực ngay tử năm đầu tiên thực hiện. Đến năm 2001, doanh số thanh toán thẻ đã có sự tăng trưởng trở lại . Doanh số thanh toán cho cả 4 loại thẻ Visa, MasterCard, American Express và JCB đều tăng cao, đạt 86,72 triệu, tăng 22% so với năm 2000. Kết quả này đưa NHNTVN trở lại vị trí đứng đầu thị trường thanh toán thẻ ở Việt Nam với thị phần chiếm 45% trong năm 2001.

Bảng 2.3: Tình hình thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Đơn vị: Triệu USD Loại thẻ 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Visa 55 38 33 33 37.25 46.98 61.80 75.10 120.50 MasterCard 26 19 15 14 17.40 19.52 24.20 31.70 56.90 American Express 41 36 27 23 14.73 17.84 19.70 33.60 42.40 JCB 4 3 2 1 1.69 2.38 2.80 2.90 2.90 Diners Club 0 0 0 0 0 0 0.20 0.80 3.20 Tổng 126 96 77 71 71.06 86.72 108.70 144.10 225.90

Với những sự điều chỉnh, thay đổi phù hợp, kịp thời đã tạo nên sự phát triển liên tục về thẻ của NHNTVN trong những năm tiếp theo. Kế tiếp đà phát triển, liên tục trong những năm 2002 trở lại đây, NHNTVN luôn là ngân hàng thanh toán lớn nhất trên thị trường, doanh số thanh toán thẻ tăng trưởng với mức độ cao, tốc độ bình quân 20%/ năm, nắm giữ hơn 50% thị trường thanh toán thẻ quốc tế trong nước. Giai đoạn 2003 - 2004 là giai đoạn các ngân hàng tập trung đẩy mạnh dịch vụ thẻ trên tất cả các mặt trận: thanh toán và phát hành, tín dụng và ghi nợ, thẻ nội địa cũng như thẻ quốc tế. Trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh số thanh toán thẻ quốc tế của NHNTVN vẫn đạt mức 144,1 triệu USD năm 2003 và 225,9 triệu USD năm 2004, tăng 81,8 triệu USD. Mức tăng trưởng cao nhất là của thẻ Dinner Club: 300% tuy số tuyệt đối còn ít (3,2 triệu USD) nhưng tốc độ tăng trưởng cao được duy trì qua 2 năm 2003, 2004 là hết sức khả quan. Trong số các loại thẻ còn lại, thanh toán thẻ MasterCard đạt tăng trưởng nhanh nhất với tốc độ 79,5%, tiếp theo là thẻ Visa 60,45 % và thẻ American Express 26.19%.

Về tương quan giữa các loại thẻ, thẻ Visa vẫn có doanh số thanh toán cao nhất chiếm 54%, MasterCard 25%, American Express 19%. Tuy nhiên xét về mức tăng trưởng, thị phần MasterCard tăng 3% so với năm 2003, thị phần Visa tăng 1% trong khi thị phần của American Express giảm 4%.

Thanh toán thẻ Dinner Club đã vượt doanh số thẻ JCB. Việc doanh số thanh toán thẻ JCB không có sự tăng trưởng là do trong năm các ngân hàng ACB, ANZ, UOB cũng đã ký hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ với JCB tại Việt Nam.

Tuy nhiên những năm qua, doanh số thanh toán thẻ vẫn tập trung chủ yếu ở địa bàn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố du lịch như Huế, Nha Trang, Vũng Tàu. Chỉ tính riêng tại địa bàn Hà Nội và Hồ Chí Minh, doanh số thanh toán thẻ chiếm 87,8% doanh số thanh toán toàn hệ

thống, trong đó chi nhánh Hồ Chí Minh là 60,67% trong năm 2004.

Để được kết quả đáng khích lệ như trong giai đoạn 2000-2004 kể trên là do hệ thống công nghệ thanh toán thẻ tại NHNTVN đã được nâng cấp, đổi mới, hệ thống xử lý dữ liệu hoạt động tương đối ổn định. Hơn nữa, việc đầu tư trang thiết bị công nghệ phục vụ hoạt động thanh toán thẻ đã được chú trọng. Hơn 50% số lượng đơn vị chấp nhận thẻ trong hệ thống đã được trang bị máy EDC nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng thu lợi nhuận cho ngân hàng. NHNTVN cũng đã ký hợp đồng bảo trì bảo dưỡng thiết bị thanh toán thẻ với một công ty chuyên nghiệp. Công ty này thực hiện bảo dưỡng theo định kỳ và thường xuyên đáp ứng nhu cầu thay thế, sửa chữa của các đơn vị chấp nhận thẻ, góp phần chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng thanh toán của các đơn vị chấp nhận thẻ. Dịch vụ khách hàng và cấp phép được cung cấp 24/24h. Yếu tố thứ 2 phải kể tới là sự tăng trưởng của du lịch và đầu tư vào thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2004. Lượng khách du lịch đến Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ cao kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách du lịch quốc tế, nguồn thu từ ngành kinh tế du lịch nói chung và doanh số thanh toán thẻ quốc tế nói riêng cũng tăng trưởng nhanh chóng. Ngoài ra, yếu tố không thể nhắc đến là nghiệp vụ thẻ NHNTVN đã được điều chỉnh bởi một môi trường pháp lý đầy đủ và hiệu quả hơn.

 Giai đoạn từ năm 2004 đến nay :

Trước với sự gia tăng những thách thức trong hoạt động cạnh tranh đối với thị trường dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế, các ngân hàng đều chú trọng tập trung đầu tư phát triển dịch vụ thẻ và tung ra thị trường nhiều sản phẩm thẻ phong phú, đa dạng. Sự đa dạng về thành phần sở hữu và các sản phẩm dịch vụ thẻ của các ngân hàng đã làm cho hoạt động thẻ giai đoạn này trở nên rất sôi động, cạnh tranh diễn ra gay gắt trên cả hai lĩnh vực phát hành và thanh toán thẻ.

Trong bối cảnh đó, việc duy trì thị phần và giữ vững mức tăng trưởng cao của hoạt động thanh toán thẻ của NHNTVN là một thành tựu không nhỏ của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên NHNTVN. Năm 2006, doanh số thanh toán thẻ quốc tế ước đạt 386,3 triệu USD (tương đương 6.180 tỷ VNĐ), cao gấp 1.7 lần so với năm 2004 và tăng 22,75% so với 2005. Năm 2007 sau sự kiện Việt Nam tổ chức thành công hội nghị Apec tại Hà Nội và sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (lượng du khách quốc tế và doanh nhân đến Việt Nam tăng) nên doanh số thanh toán thẻ quốc tế đạt mức tăng ngoạn mục ước đạt 482,5 triệu USD tăng gần 25% so với năm 2006.

Bảng 2.4: Tình hình thanh toán thẻ quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2007

Đơn vị: triệu USD

Loại thẻ 2004 2005 2006 2007 Visa 120,5 166,7 196,8 224,2 MasterCard 56,9 82,4 99,0 125,4 American Express 42,4 58,1 81,8 123,7 JCB 2,9 3,8 4,8 5,2 DinerClub 3,2 3,7 3,9 4 Tổng 225,9 314,7 386,3 482,5

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam)

Mức tăng trưởng doanh số thanh toán cao nhất là của thẻ American Express:51,2%, tuy số tuyệt đối mới chỉ đạt ½ số tuyệt đối về doanh số thanh toán của thẻ VisaCard nhưng tốc độ tăng trưởng cao của thẻ American Express là hết sức khả quan. Trong số các loại thẻ còn lại, mức tăng trưởng doanh số thanh toán thẻ Master ở vị trí thứ hai: 26,67%, tiếp theo là doanh số thanh toán thẻ Visa với mức tăng trưởng 13,92%, tiếp đó là thẻ JCB với mức 8,3% thấp hơn mức 26% của năm 2006 mặc dù về số tuyệt đối là có tăng. Cuối cùng là thẻ Diner Club có mức tăng trưởng rất thấp chỉ có 2.5% so với 5,4% của năm 2006 đồng thời cũng giảm cả về số tuyệt đối (0,1 triệu USD so với 0,2 triệu USD của năm 2006 ). Nhìn chung mức tăng trưởng của tất cả các loại thẻ đều giảm, duy chỉ có thẻ American Express là tăng trưởng. Điều này chứng tỏ sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các ngân hàng trong thị trường thanh toán thẻ.

Biểu 2.2 Tỷ lệ doanh số thanh toán thẻ năm 2007

Về tương quan giữa các loại thẻ, thẻ Visa vẫn có tỷ lệ doanh số cao nhất và duy trì ở mức 46% tổng doanh số thanh toán thẻ, MasterCard 26%, Amex 26%. Xét về mức tăng trưởng, thị phần Amex tăng nhiều nhất, từ chỗ kém MasterCard năm 2006 8% đến năm 2007 đã đạt xấp xỉ MasterCarrd.Năm 2005, doanh số thanh toán thẻ Diners Club đã vượt doanh số thanh toán thẻ JCB nhưng năm 2006, việc phối hợp đẩy mạnh các chương trình marketing giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Tổ chức thẻ JCB đã mang lại sự tăng trưởng vượt bậc về doanh số thanh toán của thẻ JCB so với Diners Club về cả số tuyệt đối và tương đối.

Khi nền kinh tế tăng trưởng ở mức ổ định, sức mua hàng hoá của người tiêu dùng tăng, các khâu cung ứng dịch vụ phát triển thu hút khách du lịch nhiều hơn thì dịch vụ thẻ của Ngân hàng Ngoại thương cũng có cơ hội phát triển và dần lấy lại được vị thế của mình. Tuy nhiên, trước tình hình cạnh tranh gay gắt của hơn 10 ngân hàng thanh toán thẻ, trong đó có những ngân hàng nước ngoài với công nghệ tiên tiến và bề dày kinh nghiệm, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đà phát triển và giữ vững vị trí hàng đầu trong thị trường thẻ sôi động này.

* Hoạt động của hệ thống ATM

Cùng với hoạt động phát hành thẻ Connect24, hoạt động của hệ thống giao dịch tự động ATM của NHNTVN cũng không ngừng tăng trưởng. Ngoài việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ Connect24, hệ thống ATM còn cung cấp dịch vụ thanh toán và rút tiền mặt cho các khách hàng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế mang thương hiệu Visa, Mastercard, American Express . Tính đến cuối năm 2007 trên toàn hệ thống đã triển khai gần 900 máy ATM, được lắp đặt chủ yếu tại các trung tâm thương mại, các điểm giao dịch thuận tiện ở hầu hết các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước. Nếu tính toàn hệ thống và các ngân hàng trong hệ thống liên minh thẻ thì số lượng máy ATM năm 2007 đạt gần 2000 máy. Với dịch vụ khách hàng 24/24h, với các tiện ích thanh toán đa dạng, NHNTVN đã cung cấp một hệ thống giao dịch tự động lớn nhất với dịch vụ hoàn hảo nhất so với các hệ thống tương tự của các ngân hàng khác tại thị trường Việt Nam.

Bảng 2.5: Tình hình hoạt động của hệ thống ATM

Nội dung 2004 2005 2006 2007

Số lượng máy ATM đã triển khai 400 565 600 900 Tổng giá trị giao dịch (tỷ VNĐ) 7.593 16.882 29.249

Doanh số rút tiền mặt (tỷ VNĐ) 7.622 14.920 25.190 Doanh số chuyển khoản (tỷ

VNĐ)

588 1.925 4.017

Doanh số thanh toán (tỷ VNĐ) 8 37 42

(Báo cáo kết quả kinh doanh thẻ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giai đoạn2004-2007)

Tổng giá trị giao dịch thực hiện qua hệ thống ATM chỉ tính riêng trong năm 2005 đạt 16.882 tỷ VNĐ, tăng 122.33% so với năm 2004. Trong đó có 14.920 tỷ là giao dịch rút tiền mặt, 1.925 tỷ chuyển khoản, 37 tỷ thanh toán hàng hoá dịch vụ qua hệ thống ATM (gấp 4 lần năm 2004). Có thể thấy số giao dịch rút tiền mặt vẫn chiếm tuyệt đại đa số, nhưng mức tăng trưởng cao của doanh số thanh toán hàng hoá dịch vụ (300%) thể hiện triển vọng của hệ thống ATM như một kênh thanh toán hữu hiệu cho các tầng lớp dân cư, làm cầu nối giữa người tiêu dùng và nhà cung ứng dịch vụ.

Tính trung bình năm 2006, mỗi ngày hệ thống ATM xử lý gần 49.000 giao dịch, trong đó 27.397 giao dịch vấn tin và 21.643 giao dịch rút tiền mặt chuyển khoản và thanh toán dịch vụ, giá trị trung bình một giao dịch là gần 1.000.000VND/giao dịch. Tính riêng trong tháng 11/2006 mỗi ngày có hơn 100.000 giao dịch, trong đó có 33.600 giao dịch rút tiền mặt, chuyển khoản được thực hiện thông qua hệ thống ATM. Giả sử mỗi giao dịch rút tiền mặt hoặc chuyển khoản thực hiện tại quầy mất 10 phút của một teller thì hệ thống ATM một tháng thực hiện được khối lượng công việc tương đương 5600 giờ công bằng khối lượng công việc của 700 teller làm việc liên tục không nghỉ.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 38 -46 )

×