Tiềm năng đối với thẻ ghi nợ nội địa.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 69 - 71)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NHNTVN

3.1.1.2Tiềm năng đối với thẻ ghi nợ nội địa.

Theo thống kê tỷ lệ dân thành thị chiếm khoảng 24% dân số cả nước, tức là khoảng 20 triệu người. Chỉ cần khuyến khích được 15-20% số người ở thành phố tham gia sử dụng thẻ ghi nợ, các ngân hàng ở Việt Nam đã có thể

phát hành được 3-4 triệu thẻ. Điều này trên thực tế không phải là không thể không thực hiện, bởi khi đánh giá tiềm năng phát triển thẻ thanh toán của một nước, người ta thường căn cứ vào 2 yếu tố: thu nhập dân cư và cơ cấu độ tuổi.

Trước hết thu nhập sẽ tăng từ 600 USD/1 người/1năm lên 1000 USD /1 người/1 năm vào năm 2010. Tuy vẫn là một nước có thu nhập bình quân đầu người thấp, thu nhập giữa các nhóm dân cư còn quá chênh lệch nhưng chắc chắn sẽ có một bộ phận dân cư có thu nhập khá. Đặc biệt là ở một số đô thị lớn, với tốc độ tăng trưởng bình quân GDP 8%/ năm như hiện nay, GDP bình quân đầu người ở các đô thị có thể lên đến vài nghìn thậm chí cả chục nghìn USD một năm.

Với một đất nước dân số trẻ như Việt Nam, số người ở độ tuổi dưới 30 chiếm hơn 60% dân số, trong vòng 5-10 năm nữa sẽ có những thay đổi đáng kể về mặt cơ cấu độ tuổi theo hướng thuận lợi cho việc ứng dụng sản phẩm mang tính công nghệ cao như dịch vụ thanh toán qua thẻ. Đó là trong số 24% dân số thành thị, có khoảng 30% số người đang học tập và công tác ở độ tuổi 15-30 có những kiến thức cơ bản về tin học và có khả năng tiếp nhận dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ. Nếu các ngân hàng nắm bắt được cơ hội này và tận dụng tốt khai thác tối đa thì số lượng 10triệu thẻ lưu thông sẽ không phải là một tương lai rất xa.

Hiện nay mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ chưa rộng và chưa đa dạng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người Việt Nam. Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong chi tiêu của người Việt Nam còn rất thấp. Cùng với việc phát triển mạnh sử dụng thẻ ghi nợ của người dân Việt Nam và trên cơ sở tăng tỷ trọng chi tiêu cá nhân bằng thẻ, các ngân hàng có thể đạt được một doanh số khổng lồ. Với mức chi tiêu sinh hoạt cá nhân tối thiểu 500.000 đến 1.000.000 VNĐ/ 1tháng tính trên 10 triệu thẻ ghi nợ các ngân hàng có doanh số sử dụng và thanh toán thẻ nội địa từ 5.000 đến 10.000 tỷ

VNĐ/1 tháng. Đây quả thực là một con số không nhỏ chút nào và rất đáng để các ngân hàng thương mại Việt Nam quan tâm.

Tuy nhiên với xuất phát điểm như hiện nay, thị trường Việt Nam phải giải quyết được vấn đề phát triển phát hành thẻ hay mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ. Đây là 2 công việc phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Phát triển phát hành thẻ sẽ thúc đẩy việc mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ, ngược lại việc mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành và sử dụng thẻ. Các ngân hàng phải tập trung phát triển mạnh và đều cả 2 lĩnh vực trên.

Ngoài ra hiện nay các ngân hàng Việt Nam còn có một thuận lợi đó là hiện nay dịch vụ ở phát hành và thanh toán thẻ ghi nợ nội địa ở Việt Nam chưa mở rộng cho các ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng Việt Nam cần tranh thủ cơ hội này để chiếm lĩnh thị trường trước khi các ngân hàng nước ngoài được phép tham gia dịch vụ này.

Như vậy có thể nói thị trường thẻ Việt Nam hứa hẹn sẽ là thị trường kinh doanh đầy hấp dẫn đối với các ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 69 - 71)