Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 62 - 64)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NHNTVN

2.3.2Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế

2.3.2.1 Hạn chế

* Hệ thống an ninh, phòng ngừa còn yếu

Mặc dù đã có nhiều quy định, quy trình về dịch vụ thẻ nhưng vẫn có nhiều những thiếu sót hoặc bất cập cần khắc phục và hoàn thiện. Điều này được thể hiện rõ nét qua việc phối hợp giữa các chi nhánh và trung tâm thẻ

chưa chặt chẽ và hiệu quả.

Trung tâm thẻ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro mang tính tổng thể toàn bộ hệ thống trên cả nước. Đặc biệt trong đó trung tâm thẻ là cầu nối thông tin giữa các chi nhánh trong hệ thống, giữa các chi nhánh với các tổ chức thẻ quốc tế và các tổ chức khác. Là đầu mối thông tin của hệ thống cũng như là với các tổ chức thẻ quốc tế. Trung tâm thẻ đóng vai trò tổng hợp và phân tích thông tin, từ đó đưa ra những chính sách yêu cầu đối với các chi nhánh.

Tuy nhiên trong thực tế thì mối liên hệ giữa các chi nhánh là chưa hiệu quả, còn nhiều thiếu sót bất cập. Chi nhánh phần nhiều mang tính thụ độngtrong mối liên hệ với trung tâm thẻ: tiếp nhận danh sách Blluetin, tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin của trung tâm thẻ...Các chi nhánh chưa có nhiều những báo cáo, tổng hợp mang tính tổng kết về tình hình quản lý rủi ro. Nhìn chung thì thông tin qua lại giữa trung tâm thẻ và các chi nhánh chủ yếu chỉ mang tính một chiều.

* Chưa có bộ phận quản lý rủi ro độc lập

Hiện nay phòng thẻ của NHNTVN vẫn chưa có một bộ phận quản lý rủi ro độc lập, chuyên trách. Hầu hết các cán bộ phòng thẻ vừa phải làm công việc chuyên môn vừa phải thực hiện nghiệp vụ quản lý rủi ro trong phần công việc của mình (tất nhiên vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc hai tay cũng như nguyên tắc kiểm tra chéo của ngân hàng) Nhưng việc không có sự phân công rõ ràng trong công việc khiến cho hoạt động quản lý rủi ro vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

Bởi nếu có một bộ phận quản lý rủi ro độc lập thì đây sẽ là đầu mối xử lý những vấn đề liên quan đến hoạt động thẻ. Bộ phận này vừa có trách nhiệm thu thập, phân tích, tổng kết, làm báo cáo về các hoạt động trong lĩnh vực thẻ, vừa đưa ra những đánh giá những góp ý cần thiết nhằm nâng cao tính an toàn

trong hoạt động chuyên môn, đồng thời là đầu mối quan hệ với trung tâm thẻ, với các chi nhánh khác trong cung cấp, trao đổi và tiếp nhận thông tin: các yêu cầu tra soát, suất trình chứng từ, danh sách blluetin...từ đó cập nhật phổ biến cho các cán bộ chuyên môn theo từng bộ phận.

Mặt khác việc có một bộ phận quản lý rủi ro riêng không những giúp phân công rõ chuyên môn nghiệp vụ và trách nhiệm liên quan mà còn giúp quản lý tập trung và thống nhất. Tránh tình trạng cán bộ vừa phải làm công tác chuyên môn vừa phải đảm đương trách nhiệm quản lý rủi ro. Tất nhiên, trong mỗi nghiệp vụ chuyên môn của mình mỗi cán bộ phải luôn có ý thức và trách nhiệm về các biện pháp phòng tránh rủi ro cũng như tuân thủ những quy định đã được đề ra. Bởi vì đơn giản nếu không có được điều đó thì với mọi biện pháp phòng tránh rủi ro, mọi hệ thống quản lý rủi ro cho dù có chặt chẽ đến đâu cũng không thể ngăn chặn được rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 62 - 64)