Phân tích kết quả chung của hệ thống bán hàng của Tổng công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị hệ thống bán hàng tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Trang 32 - 36)

250 tỷ đồng, lợi nhuận là 283 tỷ tăng 13,5 % so với năm trước. Bước sang năm 2007, nhịp độ tăng trưởng vẫn tiếp tục rất cao, lợi nhuận tăng 21,3% dạt 343 tỷ đồng, dóng góp cho ngân sách nhà nước 300 tỷ đồng, đứng vào hàng ngũ những doanh ngiệp nộp ngân sách nhà nước nhiều nhất.

Trong 5 năm vừa qua, Tổng công ty thương mại Hà Nội luôn hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra, doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng, đây là cơ sở vững chắc để Tổng công ty hoàn thành kế hoạch 2006-2010, đứng vững và phát triển trong giai đoạn mở cửa và hội nhập hiện nay.

2.2 Thực trạng quản trị hệ thống bán hàng của Tổng công ty thương mại Hà Nội. thương mại Hà Nội.

2.2.1 Phân tích kết quả chung của hệ thống bán hàng của Tổng công ty thương mại Hà Nội. công ty thương mại Hà Nội.

Nói về kết quả chung của hệ thống bán hàng, đầu tiên phải tính đến doanh số bán hàng của Tổng công ty. Trong năm năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động bán hàng nội địa cũng đã có những bước tiến đáng kể, với doanh số không ngừng tăng lên một cách ổn định và đều đặn.

Doanh số bán hàng các năm 2004, 2005, 2006, 2007 lần lượt đạt là 2.807 tỷ đồng, 3.129 tỷ đồng, 3.090 tỷ đồng, 3.666 tỷ đồng. Năm 2006, doanh số

bán hàng có sự sụt giảm do công ty đã không đầu tư đúng mức vào việc thúc đẩy bán hàng, tuy nhiên, Tông công ty đã có sự điều chỉnh, năm 2007, doanh số bán hàng tăng 24,5%, chiếm tới 67% tổng doanh thu của Tổng công ty thương mại Hà Nội.

Bảng 2.2: Doanh thu bán hàng nội địa giai đoạn 2003-2007.

Đơn vị : tỷ đồng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu bán hàng 2.648 2.807 3.129 3.090 3.665 Tổng doanh thu 3.229 3.584 4.050 4.500 5.540 Tỷ trọng DT bán hàng trong tổng DT 82% 78% 77% 68% 66%

Tỷ trọng doanh thu bán hàng nội địa trong tổng doanh thu của Tổng công ty giảm dần qua các năm, tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu xấu. Bởi vì tỷ trọng doanh thu bán hàng nội địa trong tổng doanh thu giảm dần không phải do hoạt động bán hàng sụt giảm mà là do sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu, còn doanh số bán hàng nội địa vẫn liên tục tăng.

Về cơ cấu các mặt hàng, với hơn 200 mặt hàng, hàng hóa của Tổng công ty thương mại hà Nội hết sức phong phú, chủ yếu là chú trọng vào các mặt hàng phục vụ tiêu dùng : thực phẩm, may mặc, văn phòng phẩm, đồ gia dụng, … Ngoài ra còn có các mặt hàng xa xỉ phẩm. Chủng loại hàng hóa sẽ ngày càng được bổ sung phong phú hơn, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Bảng 2.3 : Tình hình bán ra một số nhóm hàng chính giai đoạn 2003-2007

Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Thực phẩm 182.283 212.426 264.728 324.567 385.257 May mặc 17.252 21.609 24.534 28.365 34.589 Đồ gia dụng 45.921 53.551 61.348 68.542 76.258 Hàng tạp phẩm, mỹ phẩm, văn phòng phẩm. 41.415 47.530 54.753 63.254 71.354 Hàng khác 68.123 46.931 51.236 82.264 81.246

Các mặt hàng đều có xu hướng tăng, tốc độ tăng tương đối ổn định, tăng trưởng hàng năm xấp xỉ 10 %, nhưng mức tăng trưởng như vậy chưa thực sự cao so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng. Hàng hóa thực phẩm vẫn tỏ ra ưu thế vượt trội, doanh số cao hơn hẳn so với các mặt hàng khác, đây là mặt hàng có tính truyền thống ở các cửa hàng Hapro Mart. Công ty vẫn không ngừng đa dạng hóa mặt hàng, để hệ thống cửa hàng ngày một phong phú, hấp dẫn, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh việc đa dạng hóa các mặt hàng, Tổng công ty thương mại Hà Nội, từ năm 2006, chú trọng vào xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển chuỗi cửa hàng, siêu thị rộng khắp.

Nguồn : Cổng thông tin Hapro

Tính đến năm 2007, Tổng công ty thương mai Hà Nội đã có một hệ thống siêu thị. cửa hàng rộng khắp với 21 siêu thị, 15 cửa hàng tiện ích, 46 cửa hàng chuyên doanh, 14 trung tâm, quầy hàng thực phẩm an toàn và 9 nhà hàng.

Đầu năm 2008, Tông công ty đã khai trương thêm 7 siêu thị, 1 cửa hàng tiện ích và 17 cửa hàng chuyên doanh nữa, đưa tổng số hệ thống cửa hàng và siêu thị lên 124. Mới đây nhất Tổng công ty thương mại Hà Nội đã khai trương thêm 2 siêu thị tại khu vực quận Long Biên, Hà Nội: siêu thị Hapro Mart tại 622 Ngô Gia Tự, diện tích 650m2 và Hapro Mart tại K3 khu đô thị Việt Hưng, diện tích 350m2

Trong tương lai gần, Tổng công ty dự định sẽ xây dựng hệ thống phân phối của mình tới 2010 sẽ là 5 đại siêu thị, 50 siêu thị, 600 cửa hàng tiện ích cùng với hệ thống kho, tổng kho đồng bộ và mạng lưới cửa hàng thực phẩm an toàn với khoảng 400 điểm kinh doanh.

Đối với việc thu mua dự trữ hàng hóa phục vụ cho bán hàng. Tình hình mua hàng và dự trữ hàng hoá hiện nay ở công ty có nhiều thuận lợi. Là doanh nghiệp Nhà nước luôn có được sự tín nhiệm của nhiều bạn hàng và khách hàng trên thị trường khu vực Hà Nội nên công ty luôn có được sự ưu tiên

trong việc cung ứng hàng hoá. Nhiều mặt hàng công ty nhập về có thể được trả chậm hoặc trả trước một phần, trên cơ sở đó công ty có thể sử dụng vốn để kinh doanh vào việc nhập hàng và dự trữ những mặt hàng chiến lược, hàng khan hiếm có khả năng tiêu thụ thường xuyên liên tục trong thời điểm nhất định.

Hàng tồn kho của công ty ở mức trung bình, đủ bán. Tuy nhiên nhiều khi gặp khách hàng mua với số lượng nhiều hơn mức bình thường công ty không thể đáp ứng được do đó làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ, giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. Cộng thêm việc dự trữ hàng hoá nhiều khi chưa hợp lý,việc thanh toán tiền hàng cho khách gặp khó khăn, giá nhập hàng có thể bị cao hơn do thanh toán chậm vì vậy làm ảnh hưởng tới việc đẩy mạnh bán ra, giảm doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Với những mặt hàng sản xuất ở các tỉnh thành phố xa thị trường Hà Nội công ty vẫn chưa khai thác tận gốc, phải qua trung gian làm cho giá cả bị tăng lên, ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ hàng hoá, hàng hoá khó bán lãi thấp. Việc này chính là do kém năng động, linh hoạt trong việc tìm kiếm nguồn hàng của đội ngũ quản trị viên trong phòng kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị hệ thống bán hàng tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w