Phân tích hiệu quả xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P (Trang 53)

Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là mức độ tiết kiệm chi phí xuất khẩu và mức tăng kết quả thu từ hoạt động xuất khẩu đó. Bản chất của hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm năng lực xã hội. Đây là hai mặt của mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với cả hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Chính sự khan hiếm của các nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đã đặt ra yêu cầu phải khai thác và sử dụng tối đa nhưng tiết kiệm các nguồn lực để đạt được các mục tiêu của mình thì các doanh nghiệp bắt buộc phải phát huy tối đa các yếu tố nội lực, phát huy năng lực và hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm tối đa các chi phí bỏ ra.

Do đó, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là phải tối đa hoá các kết quả thu được với chi phí nhất định hoặc phải tối thiểu hoá chi phí

với những kết quả nhất định. Chi phí ở đây phải bao gồm các chi phí tạo ra nguồn lực, chi phí sử dụng nguồn lực và kể cả các chi phí cơ hội cho việc lựa chọn các cơ hội khác. Việc tính toán chi phí như vậy mới có thể giúp doanh nghiệp tìm ra được phương án kinh doanh tối ưu mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.

BẢNG 12

KẾT QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY P.P GIAI ĐOẠN 2005 - 2007

Đơn vị: 1000 USD

Chỉ Tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Doanh thu xuất khẩu 762 1.685 2.190

Chi phí xuất khẩu 628 1.378 1.750

Lợi nhuận xuất khẩu 134 307 440

Lợi nhuận là một chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Lợi nhuận của công ty cao hay thấp là thước đo sức sống của doanh nghiệp, đồng thời nó phản ánh doanh nghiệp đã kết hợp được nguồn lực của mình đã hợp lý hay chưa.

Kim ngạch xuất khẩu tăng nên mức lợi nhuận do hoạt động xuất khẩu đem lại cũng được cải thiện. Năm 2005, lợi nhuận xuất khẩu chỉ đạt 134 nghìn USD. Sang năm 2006, công ty đã nâng cấp chuyền công nghệ nên sản lượng sản xuất và xuất khẩu đã tăng lên. Lợi nhuận xuất khẩu cũng vì đó mà tăng lên 29,1% so với năm 2005, đạt 307 nghìn USD.

Trong năm 2006, do tăng sản lượng xuất khẩu và giá nguyên liệu tăng lên, nên chi phí xuất khẩu cũng tăng gấp đôi năm 2005. Trước tình hình đó, để tiếp tục cạnh tranh trên thị trường quốc tế, công ty phải sử dụng tiết kiệm nguồn

nguyên liệu, chú trọng nâng cao năng suất lao động để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Nhờ vậy, mức lợi nhuận trong năm 2007 đạt 440 nghìn USD, tăng 43,32% so với năm 2006.

Hiệu quả sử dụng vốn trong xuất khẩu:

Vốn là nguồn lực rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam, do tiềm lực tài chính yếu nên việc sử dụng vốn đúng mục đích và đạt hiệu quả cao nhất là rất cần thiết. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong xuất khẩu được thể hiện trong bảng 13. Do việc phân chia vốn nào dành cho xuất khẩu, vốn nào dành cho sản xuất trong nước là rất khó khăn. Vì vậy nguồn vốn được xét ở đây là vốn kinh doanh nói chung.

BẢNG 13

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY P.P GIAI ĐOẠN 2005 – 2007

CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Lợi nhuận xuất khẩu (tỷ đồng) 2,144 4,912 7,04

Vốn kinh doanh bình quân (tỷ đồng) 25,822 49,062 95,488

Lợi nhuận xuất khẩu/Vốn kinh doanh

0,083 0,1 0,07

Năm 2005, 1 đồng vốn kinh doanh đem lại 0.083 đồng lợi nhuận. Năm 2006, sức sinh lời của vốn kinh doanh tăng lên so với năm 2005 là 0.017 đồng, tương ứng với 20,48%. Năm 2007, sức sinh lời của vốn giảm đi so với năm 2006 là

0,03 đồng, tương ứng với 30%. Từ bẳng số liệu trên ta thấy sức sinh lời của vốn trong năm 2005 và 2007 không cao, tuy nhiên chưa thể khẳng định được hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động xuất khẩu công ty P.P là thấp vì nguồn vốn kinh doanh ở đây là vốn kinh doanh nói chung, không dành riêng cho xuất khẩu.

Hiệu quả xuất khẩu theo chi phí: (Xem bảng 13)

BẢNG 13

HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THEO CHI PHÍ TẠI CÔNG TY P.P GIAI ĐOẠN 2005 – 2007

CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm

2007

Lợi nhuận xuất khẩu (tỷ đồng) 2,144 4,912 7,04 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí xuất khẩu (tỷ đồng) 10,04 22,04 28,0

Lợi nhuận xuất khẩu/Chi phí xuất khẩu 0,213 0,222 0,251

Từ số liệu bảng 13 ta thấy: năm 2005, 1 đồng chi phí cho hoạt động xuất khẩu đem lại 0,213 đồng lợi nhuận. Sang năm 2006 con số này là 0,222 và năm 2007 đạt 0,251. Như vậy là tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu trên chi phí xuất khẩu

đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng không đều, năm 2006 so với năm 2005 tăng không đáng kể.

2.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P:

Qua việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả có thể thấy được những ưu điểm và tồn tại của công ty trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu

2.3.1. Những thành tựu đã đạt được:

Qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh xuất khẩu có thể thấy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P đã đạt được một số thành công nhất định:

- Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm giấy của công ty đều tăng qua các năm, có sự phát triển cả về quy mô và chất lượng. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hằng năm đều có lãi và mức lãi này tăng dần về mặt tuyệt đối qua các năm.

- Tuy hoạt động xuất khẩu của công ty vẫn còn mới mẻ nhưng đã ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Cho đến nay công ty đã tạo được một nền tảng khá vững chắc, đã tìm kiếm và thiết lập được quan hệ kinh doanh với một số đối tác Malaisia, Ấn Độ, Đài Loan và đã thực hiện thành công nhiều đơn hàng lớn.

- Công ty không ngừng nghiên cứu, cải tiến sản phẩm cả về chất lượng và mẫu mã để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của các thị trường nước ngoài khó tính,

đồng thời tạo dựng uy tín ngày một vững chắc hơn, chiếm được lòng tin của các đối tác nước ngoài để họ trở thành đối tác trung thành của công ty.

2.3.2. Những hạn chế của công ty trong hoạt động xuất khẩu:

Tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định, công ty vẫn còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục:

- Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh nhưng công ty vẫn chưa khai thác hết những tiềm năng vốn có, công ty chưa chủ động được về nguồn nguyên liệu mà vẫn còn phải nhập khẩu. Trong khi đó tình hình bột giấy lại rất căng thẳng, giá nguyên liệu bột giấy tăng liên tục, nhưng giá bán hầu như không tăng. Chính vì phải nhập khẩu nguyên liệu nên chi phí xuất khẩu còn cao dẫn đến lợi nhuận không tăng nhanh như kim ngạch xuất khẩu.

- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu còn chưa đa dạng, thị trường xuất khẩu còn bó hẹp.

- Quy mô của công ty còn nhỏ, công nghệ cũ nên năng suất và sản lượng chưa cao, vì thế hiệu quả của hoạt động sản xuất chưa cao.

- Đội ngũ nhân viên của công ty hầu hết là những người trẻ tuổi, nhiệt tình và năng động, tuy nhiên họ lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chưa am hiểu về thị trường thế giới, trình độ ngoại ngữ không đồng đều...

- Công ty P.P chưa xây dựng được một trang web chính thức để giới thiệu về công ty cũng như các sản phẩm giấy của công ty. Như vậy công ty đã bỏ qua một kênh thông tin rất hữu ích để quảng cáo về doanh nghiệp với các khách hàng và đối tác trong và ngoài nước, xây dựng website sẽ rất thuận lợi cho các đối tác nước ngoài muốn tìm hiểu về sản phẩm của công ty để từ đó đi đến hợp tác làm ăn. Tuy nhiên, công ty lại chưa ý thức được về điều đó.

- Còn một hạn chế nữa là công ty chưa thực sự chú tâm đến việc xây dựng và củng cố thương hiệu cho các sản phẩm giấy của mình. Tạo dựng được một thương hiệu có uy tín sẽ là một nền tảng vô cùng vững chắc cho việc phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên:

Nguyên nhân khách quan

- Hiện nay trong cả nước có rất nhiều công ty doanh nghiệp sản xuất giấy xuất khẩu nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc giành giật thị trường xuất khẩu, nguồn xuất khẩu... diễn ra gay gắt, ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu của công ty. Do đó hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty cũng bị giảm sút. Với việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, trong thời gian tới sẽ có nhiều tập đoàn lớn trên thế giới kinh doanh cùng loại mặt hàng với công ty sẽ xâm nhập thị trường Việt Nam và chắc chắn sẽ gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty.

- Trong những năm qua nhà nước ta đã không ngừng đổi mới các chính sách quản lý, các chính sách kinh tế để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Đối với mặt hàng giấy, Đảng ta nhận định đây là một trong mười ngành công nghiệp mũi nhọn cần được phát triển, có lợi thế so sánh do tận dụng được nguồn lao động dồi dào, chi phí thấp. Các chính sách xuất khẩu của nhà nước đa số đều đưa ra những cơ chế quản lý theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các mặt hàng này. Bởi vậy đậy là yếu tố rất quan trọng giúp doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Tuy nhiên các chính sách quản lý của nhà nước thường xuyên thay đổi và thay đổi rất nhanh,do đó nhiều

doanh nghiệp không thể nắm bắt được kịp thời nên gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt đông xuất khẩu nói riêng.

- Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam chưa linh hoạt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.

- Thị trường thế giới có nhiều biến động, giá nguyên liệu tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến những doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu như P.P.

- Hiện nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều sử dụng các biện pháp khác nhau để bảo hộ nền sản xuất của nước mình như đánh thuế cao đối với hàng hoá nhập khẩu, hạn ngạch, các quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật, quy định về bảo vệ môi trường... đặc biệt là ở các nước phát triển thì các biện pháp này được sử dụng tối đa. Ngoài ra các nước này còn có rất nhiều nguồn hàng thay thế khác nhau. Do đó rất có thể vì quan hệ chính trị với các nước mà họ có thể ưu tiên hàng hoá của các nước đó, và như vậy nó sẽ cản trở việc tăng doanh thu xuất khẩu của ngành giấy nước ta nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm giấy như P.P nói riêng.

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì việc các nước nhập khẩu sử dụng các công cụ bảo hộ như thuế quan, hạn ngạch gặp phải sự phản ứng hết sức mạnh mẽ từ các quốc gia xuất khẩu. Do đó để bảo hộ sản xuất trong nước thì các nước này chuyển sang sử dụng các biện pháp khác như tiêu chuẩn kĩ thuật, chống bán phá giá, qui định về bảo vệ môi trường... mà đây là những yếu tố mà doanh nghiệp hiện nay đang rất yếu do không được đầu tư nhiều dây chuyền máy móc hiện đại, đó cũng là một trong những hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam.

- Tổng công ty chưa đảm bảm được nguồn nguyên liệu cho sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổng công ty chưa chú trọng đến việc đào tạo người lao động về chuyên môn và kỷ luật làm năng suất lao động và chất lượng sản phẩm giảm đi.

- Hoạt động Marketing chưa được chú trọng, hệ thống phân phối chưa được thiết lập tại các thị trường quốc tế.

- Hệ thống thông tin chưa được xây dựng hợp lý dẫn đến chồng chéo, giảm hiệu quả trong việc sử dụng hệ thống thông tin.

Chương III: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P:

3.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần P.P:

Hiện nay, ngành giấy của nước ta đang là một ngành có nhiều cơ hội cùng với các ưu đãi của Nhà nước để phát triển. Bắt đầu từ 01/01/2008, thuế suất nhập khẩu các loại bột để sản xuất giấy sẽ giảm từ 1% xuống 0% và thuế suất nhập khẩu các loại giấy đã qua sử dụng dùng để sản xuất giấy sẽ giảm từ 3% xuống 0%. Thuế suất nhập khẩu này tương ứng với thuế suất cùng loại của hầu hết các nước trong khu vực.

Đặc biệt, sau khi một loạt các nhà máy gia công giấy vở của Trung Quốc khi cung cấp vào thị trường Mỹ bị áp thuế chống bán phá giá, những công ty bán lẻ tại Mỹ đã đổ xô đến thị trường Việt Nam để tìm đối tác cho ngành hàng này. Đây là một cơ hội tốt cho toàn bộ ngành công nghiệp giấy vở Việt Nam được thể hiện và khẳng định chất lượng sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế.

Không nằm ngoài xu thế chung đó, công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P sẽ tận dụng cơ hội này để tìm kiếm những khách hàng tốt cho mình nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty.

Trong những năm tới, công ty P.P một mặt vẫn tiếp tục nhập khẩu và kinh doanh bột giấy, giấy phế liệu, giấy thành phẩm và các nguyên phụ liệu khác phục vụ ngành giấy, mặt khác không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thêm máy móc thiết bị để sản xuất và gia công các mặt hàng giấy vở xuất khẩu.

Dự kiến doanh thu của công ty từ các mặt hàng nhập khẩu năm 2008 sẽ đạt khoảng 160 tỷ đồng và năm 2009 đạt 210 tỷ đồng; doanh thu từ các mặt hàng xuất khẩu dự kiến sẽ đạt khoảng 80 tỷ đồng vào năm 2008 và khoảng 150 tỷ đồng vào năm 2009.

3.2. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P: sản xuất và thương mại P.P:

3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn lưu động luôn giữ vai trò hết sức quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Nếu vốn lưu động của doanh nghiệp lớn, khả năng quay vòng nhanh sẽ giúp doanh nghiệp có thể chủ động được vốn kinh doanh từ đó giúp doanh nghiệp có thể đề ra các quyết định kinh doanh một cách nhanh chóng mà không phải lo ngại về nguồn vốn. Điều này giúp doanh nghiệp có thể khai thác nhiều hợp đồng có giá trị lớn, lợi nhuận cao. Đồng thời doanh nghiệp cũng nên hạn chế sử dụng các nguồn vốn vay để kinh doanh sẽ giảm thiểu được chi phí về vốn.

Ngược lại nếu vốn lưu động của doanh nghiệp hạn chế, khả năng quay vòng vốn chậm, vốn bị chiếm dụng nhiều thì doanh nghiệp sẽ không thể chủ động được vốn kinh doanh, phải sử dụng đến nguồn vốn vay nên thời gian chuẩn bị

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P (Trang 53)