thị trường quốc tế:
Việc xây dựng được một thương hiệu sản phẩm có uy tín để các khách hàng trong nước nhớ tới đã là khó, thì việc xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế còn khó khăn hơn thế rất nhiều. Thương hiệu không những là tài sản của doanh nghiệp mà nó còn khẳng định đẳng cấp của các doanh nghiệp, uy tín và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp cũng được thể hiện ở đó.
Khi bước chân vào WTO, sân chơi kinh tế lớn nhất toàn cầu, Việt Nam phải chấp nhận những cam kết khắc nghiệt hơn, như một cái giá tất yếu của việc gia nhập muộn. Có không ít mối quan ngại, thậm chí bi quan rằng, các doanh nghiệp VN sẽ bị các tập đoàn khổng lồ của nước ngoài "nuốt chửng". Một mối lo hoàn toàn có cơ sở. Vậy làm thế nào để không bị cuốn trôi trong cơn lốc hội nhập, làm thế nào để có thể tồn tại và phát triển, làm thế nào để có một giá trị khác biệt? Trong vô số những sự lựa chọn thì Thương hiệu chính là một giải pháp hiệu quả nhất.
Kết luận
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, hoạt động xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hoạt động này mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu và nền kinh tế nói chung. Nó góp phần mạng lại nguồn thu ngoại tệ và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Vì thế nâng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu đang được Nhà nước quan tâm và ủng hộ.
Do nhận thức được vai trò của hoạt động xuất khẩu, trong thời gian qua, công ty P.P đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của mình. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, do kinh nghiệm trên thị trường quốc tế còn hạn chế, nguồn lực còn yếu kém so với các công ty nước ngoài, hoạt động xuất khẩu của công ty còn nhiều tồn tại cần được khắc phục. Do đó, trong thời gian
tới, công ty cần thực hiện đồng bộ các biện pháp phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm giấy của công ty.
Thực tế cho thấy việc thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường quốc tế đã khó, duy trì và mở rộng thị trường đó lại càng khó khăn hơn. Bởi vậy trong thời gian tới, nhiệm vụ của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P là hết sức nặng nề đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Với chuyên đề tốt nghiệp này, em hy vọng những giải pháp được đưa ra sẽ phát huy tác dụng trong việc khắc phục tồn tại, góp phần hoàn thiện và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P nói riêng, cũng như toàn ngành giấy Việt Nam nói chung trên chặng đ- ường hội nhập kinh tế quốc tế.
Em xin bày tỏ sự cảm ơn về sự quan tâm và hướng đẫn tận tình của GS.TS. Hoàng Đức Thân đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế thương mại – GS.TS. Đặng Đình Đào – GS.TS. Hoàng Đức Thân.
2. Giáo trình Marketing thương mại – PGS.TS. Nguyễn Xuân quang. 3. Giáo trình thương mại quốc tế (Đại học Kinh Tế Quốc Dân)
4. Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu – Dương Hữu Mạnh (NXB Thống Kê)
5. Chiến lược xuất khẩu và kế hoạch Marketing xuất khẩu (NXB Thống Kê) 6. Các báo cáo tài chính của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P.
7. Website của Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn
8. Website của Hiệp Hội Giấy và Bột Giấy Việt Nam: www.vppa.com.vn
10. Website của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Giấy Việt www.vietpaper.com.vn