Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P (Trang 62 - 64)

Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn lưu động luôn giữ vai trò hết sức quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Nếu vốn lưu động của doanh nghiệp lớn, khả năng quay vòng nhanh sẽ giúp doanh nghiệp có thể chủ động được vốn kinh doanh từ đó giúp doanh nghiệp có thể đề ra các quyết định kinh doanh một cách nhanh chóng mà không phải lo ngại về nguồn vốn. Điều này giúp doanh nghiệp có thể khai thác nhiều hợp đồng có giá trị lớn, lợi nhuận cao. Đồng thời doanh nghiệp cũng nên hạn chế sử dụng các nguồn vốn vay để kinh doanh sẽ giảm thiểu được chi phí về vốn.

Ngược lại nếu vốn lưu động của doanh nghiệp hạn chế, khả năng quay vòng vốn chậm, vốn bị chiếm dụng nhiều thì doanh nghiệp sẽ không thể chủ động được vốn kinh doanh, phải sử dụng đến nguồn vốn vay nên thời gian chuẩn bị vốn kéo dài, chi phí vốn lớn làm cho doanh nghiệp bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh, điều này dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao.

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu nói riêng thì công ty cần phải áp dụng các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động và rút ngắn chu kì quay của vốn lưu động, đồng thời phải đảm bảo luôn chủ động sẵn sàng về vốn kinh doanh phục vụ cho các thương vụ, hạn chế đến mức có thể việc vay vốn để giảm chi phí vốn qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Để làm được điều này doanh nghiệp cần làm tốt các công việc sau:

• Phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá, dự báo tình hình thu chi của doanh nghiệp, để xem xét các khoản thu chi của doanh nghiệp. Đây là một công việc rất quan trọng giúp công ty xem xét các khoản thu chi của mình đã hợp lý chưa, có đúng thời điểm và đúng mục đích hay không, nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp huy động kịp thời. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần phải xác định xem các khoản chi phí nào thực sự cần thiết, những khoản chi phí nào có thể không cần thiết hoặc có thể tiết kiệm được, qua đó sẽ có kế hoạch chi hay không chi những khoản chi phí đó.

• Giảm thiểu đến mức tối đa các khoản phải thu thông qua việc hạn chế việc bán hàng chịu, bán hàng theo phương thức trả chậm:

Trong cơ chế thị trường hiện nay, khi mà cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt thì việc các doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn của nhau là điều tất yếu. Doanh nghiệp muốn bán được hàng thì phải chấp nhận để cho khách hàng chiếm dụng vốn của mình, nhưng nếu doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn quá nhiều thì vốn sẽ không thể lưu thông được, chi phí vốn sẽ tăng nên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.

Để khắc phục tình trạng này thì doanh nghiệp cần phải giảm thiểu các khoản phải thu bằng cách hạn chế việc bán hàng theo phương thức bán hàng trả chậm, tốt nhất là chỉ áp dụng phương thức này đối với các khách hàng quen đáng tin cậy, có uy tín trên thị trường, có tình hình tài chính tốt, kiên quyết không bán chịu cho các khách hàng mới, các khách hàng thiếu uy tín, không đáng tin cậy để đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của mình.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w