Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty thép VSC-POSCO (Trang 32)

H VÀ QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TÉP VSC-POSCO

2.3.1. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Với dây chuyền sản xuất liên tục, ở công ty thép Việt-Hàn không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Trường hợp xảy ra sự cố hoặc gián đoạn trong dây chuyền, sản phẩm đang sản xuất dở dang trên dây

Chứng từ kế toán

Đối chiếu, kiểm tra

Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết CHỨNG TỪ GHI SỔ (Phiếu hạch toán) Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng tổng hợp

chi tiết

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

chuyền đều hỏng và trở thành phế liệu. Lượng phế liệu này sẽ được nhập kho (TK 1526).

Giá trị phế liệu thu hồi nhập kho = giá bán phế bình quân trong kỳ * (số lượng phế tồn kho cuối kỳ + số lượng phế tiêu thụ trong kỳ ) – giá trị phế liệu tồn kho đầu kỳ

Giá trị phế liệu nhập kho sẽ được trừ vào tổng chi phí sản xuất trong kỳ để tính ra tổng giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất ra trong kỳ. Như vậy đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quá trình sản xuất. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ gồm thép cuộn, thép cây SD 30, thép cây SD 40. Các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm bao gồm:

- Chi phí NVL trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung 2.3.1.1. Chi phí NVL trực tiếp:

Tài khoản sử dụng: TK 621-Chi phí NVL trực tiếp. TK này được mở chi tiết cho từng loại phôi dùng để sản xuất các loại thép khác nhau.

Chi phí NVL trực tiếp là toàn bộ chi phí về vật liệu chính. Vật liệu chính được dùng trực tiếp để chế tạo các loại sản phẩm thép đó là phôi thép. Chi phí vật liệu chính được tính cho từng loại sản phẩm do phôi thép dùng để sản xuất các loại sản phẩm khác nhau thì khác nhau. Khi xuất phôi để sản xuất thép, nhân viên thống kê vật tư của phòng sản xuất lập phiếu xuất vật tư (xuất phôi) căn cứ trên bảng kê xuất kho của thủ kho. Thủ kho ghi thẻ kho theo dõi số lượng phôi nhập-xuất-tồn. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất phôi để cập nhật dữ liệu vào sổ chi tiết của từng loại phôi trên máy vi tính, máy tính xử lý dữ liệu tính ra giá thực tế từng loại phôi xuất dùng để sản

xuất từng loại sản phẩm theo phương pháp giá bình quân gia quyền. Giá thực tế từng loại phôi xuất dùng chính là chi phí NVL trực tiếp để chế tạo từng loại sản phẩm. Kết quả của quá trình xử lý sẽ tự động nhập vào phiếu hạch toán (Chứng từ ghi sổ), các sổ chi tiết TK 621, sổ cái TK 621, bảng cân đối số phát sinh; đồng thời bổ sung thêm phần giá trị phôi xuất trên sổ chi tiết của từng loại phôi. Kế toán dựa vào những số liệu trên các sổ chi tiết chi phí NVL trực để lập ra bảng tổng hợp chi phí phôi xuất dùng cho sản xuất (lập trên Excel). 2.3.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp:

Tài khoản sử dụng TK 622-Chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí nhân công trực tiếp gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội(BHXH) , bảo hiểm y tế(BHYT)) của công nhân tham gia trực tiếp sản xuất. Do cả 3 loại sản phẩm của công ty đều được sản xuất trên cùng một dây chuyền nên không thể tách riêng được chi phí nhân công trực tiếp của từng loại sản phẩm. Toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trên TK 622. Các chứng từ được sử dụng để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp gồm: bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH, bảng kê trích nộp các khoản theo lương, bảng thanh toán tiền lương. Căn cứ vào bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH kế toán tính ra tiền lương phải trả và các khoản trích nộp theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Rồi nhập số liệu này vào máy tính, số liệu sẽ được tự động cập nhật vào phiếu hạch toán, sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp, sổ cái TK 622 và bảng cân đối số phát sinh. Từ các sổ chi tiết về chi phí nhân công trực tiếp kế toán lập bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp.(lập trên Excel)

2.3.1.3. Chi phí sản xuất chung:

TK sử dụng TK 627-Chi phí sản xuất chung, TK này được chi tiết theo từng loại chi phí, đối với chi phí vật liệu và chi phí công cụ dụng cụ xuất

dùng cho sản xuất lại được chi tiết theo từng loại vật tư xuất dùng cho sản xuất.

Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất của công ty. Các chứng từ được sử dụng làm căn cứ để tính chi phí sản xuất chung gồm: hóa đơn mua hàng giá trị gia tăng, phiếu nhập, phiếu xuất vật tư, bảng kê xuất vật tư, bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng kê trích nộp các khoản theo lương, chi tiết tăng-giảm-khấu hao TSCĐ, tổng hợp khấu hao TSCĐ, hóa đơn điện, nước,điện thoại, hóa đơn giá trị gia tăng của các dịch vụ khác. Số liệu từ các chứng từ gốc được cập nhật vào máy tính để xử lý, các số liệu sau khi được xử lý sẽ tự động nhập vào các phiếu hạch toán, sổ chi tiết chi phí sản xuất chung, sổ cái TK 627, bảng cân đối số phát sinh. Kế toán căn cứ vào số liệu trên các sổ chi tiết chi phí sản xuất chung để lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung (lập trên Excel).

2.3.1.4. Tổng hợp chi phí sản xuất:

Tài khoản sử dụng: TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Các chi phí sản xuất kể trên sau khi được tính toán và tập hợp, máy tính sẽ tự động kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm. Căn cứ vào giá trị phế liệu thu hồi để ghi giảm tổng giá thành sản xuất. Cuối kỳ kế toán nhập vào tổng khối lượng các loại sản phẩm và khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất ra trong kỳ, máy tính sẽ tự động phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, các loại chi phí sản xuất chung và giá trị phế liệu thu hồi cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức khối lượng sản phẩm sản xuất và lập thẻ tính giá thành cho từng loại sản phẩm.

Công thức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và các chi phí sản xuất chung:

Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho từng loại sản phẩm

=

Tổng chi phí nhân công trực tiếp

Tổng khối lượng sản xuất của các loại sản phẩm

*

Khối lượng sản xuất của từng loại sản phẩm

Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm

=

Tổng chi phí sản xuất chung

Tổng khối lượng sản xuất của các loại sản phẩm

*

Khối lượng sản xuất của từng loại sản phẩm

Giá trị phế liệu thu hồi phân bổ cho từng loại vật liệu

=

Tổng giá trị phế liệu thu hồi

Tổng khối lượng sản xuất của các loại sản phẩm

*

Khối lượng sản xuất của từng loại sản phẩm

Từ những trình bày trên đây có thể khái quát quy trình tổ chức hạch toán chi phí sản xuất tại công ty thép VSC-POSCO theo sơ đồ dưới đây:

2.3.1.5. Tính giá thành sản phẩm:

 Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ gồm thép cuộn, thép cây SD30, thép cây SD40.

 Kỳ tính giá thành: Tính theo tháng.

 Giá thành sản phẩm (của từng loại sản phẩm) bằng tổng hợp chi phí sản xuất để sản xuất ra từng loại sản phẩm trừ đi giá trị phế liệu thu hồi phân bổ cho loại sản phẩm đó

 Giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm = Giá thành sản phẩm của từng loại sản phẩm/ số lượng sản phẩm tương ứng sản xuất ra.

2.3.2. Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm

Thành phẩm là sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình công nghệ trong doanh nghiệp, được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và nhập kho. Tại công ty, thành phẩm được quản lý

Chứng từ gốc, bảng tổng hợp Thẻ tính giá thành Chứng từ giảm chi phí Sổ chi tiết TK 154

Sổ chi tiết các TK chi phí 621, 622, 627 Sổ cái TK 154, 621, 622, 627 Chứng từ ghi sổ (Phiếu hạch toán) Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi phí theo yếu tố

Báo cáo kế toán Nhập cuối tháng

cả về giá trị và hiện vật bởi thủ kho và kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Hạch toán nhập, xuất kho thành phẩm được phản ánh theo giá thực tế, cụ thể :

- Giá thực tế thành phẩm nhập kho là giá thành sản xuất thực tế, gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, có loại trừ giá trị phế liệu thu hồi.

- Giá thực tế thành phẩm xuất kho tính theo phương pháp giá bình quân gia quyền.

Tổ chức hạch toán chi tiết thành phẩm được thực hiện ở phòng kế toán và ở kho thành phẩm theo phương pháp thẻ song song và theo dõi chi tiết theo từng loại sản phẩm. Hạch toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Các TK chủ yếu sử dụng trong hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm:

- TK 1526- phế liệu thu hồi.

- TK 155- thành phẩm. TK này được chi tiết theo từng loại sản phẩm và theo chất lượng sản phẩm: chính phẩm và thứ phẩm.

- TK 157- Hàng gửi bán. Được chi tiết thành hàng gửi đi bán ở chi nhánh Đà Nẵng và chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Ở công ty hàng đưa vào kho các chi nhánh chỉ có chính phẩm các loại không có thứ phẩm và phế.

- TK 632- Giá vốn hàng bán. Chi tiết thành giá vốn chính phẩm, giá vốn thứ phẩm, giá phế phẩm bán (đối với phế phẩm thì giá bán = giá xuất).

- TK 511- Doanh thu bán hàng. TK này được chi tiết thành doanh thu chính phẩm, doanh thu thứ phẩm, doanh thu bán phế.

- TK 512 phản ánh doanh thu bán hàng tại chi nhánh Đà Nẵng và chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.

- TK 521- chiết khấu thương mại. - TK 531- Hàng bán trả lại.

- TK 641- Chi phí bán hàng.

- TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp. - TK 3331- thuế GTGT đầu ra.

Khi có sản phẩm sản xuất xong, nhân viên bộ phận chất lượng kiểm tra chất lượng sản phẩm, xác nhận thứ hạng chất lượng căn cứ vào tiêu chuẩn quy định, phân thành phẩm thành chính phẩm và thứ phẩm. Sau đó tiến hành nhập kho tách riêng chính phẩm và thứ phẩm của từng loại sản phẩm, lập phiếu nhập kho và giao thành phẩm vào kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên. Thủ kho giữ liên 2 để ghi thẻ kho, kế toán giữ liên 3, liên 1 do người lập giữ. Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và thẻ tính giá thành, nhập dữ liệu vào máy vi tính để lên sổ chi tiết sản phẩm (khối lượng và giá thành sản phẩm nhập kho) và chứng từ ghi sổ, sổ cái TK 155 và vào bảng cân đối số phát sinh.

Khi xuất kho, thành phẩm xuất kho được cân theo etiket và được xác nhận qua cân thực tế để kiểm tra, phòng cân lập tích kê thành 3 bản: bộ phận cân hàng giữ 1 bản, bộ phận bảo vệ giữ 1 bản, thủ kho giữ 1 bản để vào thẻ kho sau đó giao cho phòng kinh doanh kiểm tra sau đó phòng kinh doanh lập phiếu xuất kho kiêm hóa đơn bán hàng (đối với sản phẩm được xuất bán) hoặc phiếu xuất kho kiêm điều chuyển nội bộ (đối với thành phẩm được xuất gửi đến kho của chi nhánh). Phiếu xuất kho lập thành 3 liên: liên 1 lưu tại phòng kinh doanh, liên 2 giao cho khách hàng hoặc giao cho chi nhánh, liên 3 giao cho thủ kho để ghi thẻ kho, sau đó chuyển cho kế toán. Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để nhập khối lượng thành phẩm xuất kho vào sổ chi tiết

sản phẩm trên máy tính, và giá bán thành phẩm, thuế suất thuế GTGT đầu ra vào các sổ chi tiết bán hàng theo từng loại sản phẩm và chất lượng từng loại sản phẩm, lập các phiếu hạch toán phản ánh bút toán ghi nhận doanh thu bán hàng, lên sổ chi tiết thanh toán với người mua, sổ cái TK 131, TK 511, TK 512, TK 3331 và vào bảng cân đối số phát sinh.

Kế toán và thủ kho thường xuyên đối chiếu với nhau về lượng thành phẩm nhập-xuất-tồn. Cuối kỳ, căn cứ vào giá trị tồn kho thành phẩm đầu kỳ của từng loại sản phẩm, và tổng giá trị thành phẩm qua các lần nhập kho trong kỳ, máy tính tự động tính ra giá vốn của từng loại sản phẩm xuất bán trong kỳ hay giá xuất kho của chính phẩm các loại xuất từ kho công ty đưa vào kho của các chi nhánh, rồi tự động cập nhật giá trị xuất kho của các sản phẩm vào sổ chi tiết sản phẩm và lên bảng tổng hợp chi tiết sản phẩm. Đồng thời máy cũng tự động cập nhật vào các sổ chi tiết giá vốn, các phiếu hạch toán phản ánh về giá vốn, phản ánh giá xuất sản phẩm gửi vào kho các chi nhánh (TK157), sổ cái TK 632, TK 157, bảng cân đối số phát sinh.

Đối với phế liệu thu hồi, công ty bán phế với giá bán phế bằng giá xuất phế.

Trong quá trình tiêu thụ đối với những trường hợp thanh toán ngay hoặc mua hàng với số lượng lớn công ty đều có các chính sách giảm giá, khuyến mãi thông qua hình thức chiết khấu thương mại. Chiết khấu thương mại được theo dõi trên TK 521, đến cuối kỳ tiến hành kết chuyển ghi giảm doanh thu. Còn đối với hàng bán bị trả lại căn cứ hóa đơn trả lại hàng của khách hàng, công ty tiến hành lập phiếu nhập kho để nhập lại kho và điều chỉnh lại trên các sổ tổng hợp và chi tiết, đồng thời theo dõi trên TK 531, đến cuối kỳ, kết chuyển ghi giảm doanh thu.

Hàng năm, vào cuối năm công ty tiến hành kiểm kê thành phẩm và lập biên bản kiểm kê sản phẩm. Khi kiểm kê phát hiện thừa, thiếu thành phẩm kế

toán lập phiếu điều chỉnh tăng hoặc giảm số lượng thành phẩm, không phải điều chỉnh về giá trị.

Đối với các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc quản lý và tiêu thụ thành phẩm, trên cơ sở các hóa đơn, chứng từ có liên quan để tập hợp chi phí, lập sổ chi tiết chi phí bán hàng, sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp, các phiếu hạch toán và lên các sổ cái TK 641, TK 642 và vào bảng cân đối số phát sinh.

Cuối kỳ, kế toán tiền hành kết chuyển doanh thu bán hàng và các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tiêu thụ được kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Dưới đây là quy trình hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty:

Các chứng từ ban đầu

Phiếu hạch toán: sản phẩm, phế liệu nhập- xuất; giá vốn, doanh thu, giảm doanh thu, Chi phí, kết chuyển xác định kết quả Sổ chi tiết các TK 1526, 155, 157, 632, 641, 642, 511, 512,… 911 Sổ cái TK 1526, 155, 157, 632, 641, 642, 511, 512,…, 911 Bảng cân đối số phát sinh Các sổ tổng hợp, chi tiết các chỉ tiêu Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Chương 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY THÉP VSC-POSCO VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CÔNG TÁC KẾ

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty thép VSC-POSCO (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w