Chính sách thuế quan.

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại quốc tế của VN trong quá trình hội nhập ASEAN (Trang 92 - 93)

Chính sách thơng mại quốc tế là một hệ thống chính sách của nhà nớc phục vụ đắc lực cho đờng lối phát triển kinh tế đất nớc trong mỗi thời kỳ. Chính sách thơng mại quốc tế có quan hệ mật thiết với chính sách đối ngoại nó là công cụ có hiêụ lực để thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng quan hệ hợp tác với các nớc trong khu vực và thế giới. Mục tiêu của chính sách thơng mại quốc tế của Nhà nớc ta hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển hoạt động xuất nhập khẩu và bảo vệ thị trờng nội địa nhằm đạt mục tiêu, yêu cầu kinh tế, chính trị, xã hội đã đặt ra.

Bên cạnh chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách thuế xuất nhập khẩu đ- ợc coi là một công cụ chính sách thơng mại quốc tế quan trọng, có vai trò lớn trong điều hành hoạt động xuất nhập khẩu. Thuế là một vấn đề đợc Đảng và Nhà nớc ta hết sức quan tâm chú ý. Trong những năm qua, đi đôi với việc sửa đổi cơ chế quản lý ngoại tệ, xây dựng một chính sách tỷ giá thích hợp, chính sách thuế xuất nhập khẩu cũng đợc hết sức quan tâm. Hàng loạt những thay đổi, những qui định mới đã đợc đa ra để dần hoàn thiện theo hớng mở cửa, dần hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Cụ thể nh: lập lại

doanh mục hàng hoá theo cách phân loại của thị trờng quốc tế, qui định rõ những hàng cấm nhập, cấm xuất, những hàng hoá xuất nhập khẩu phải quản lý bằng hạn ngạch và các biện pháp hành chính khác; dùng thuế làm công cụ chính để điều tiết xuất nhập khẩu. Thuế suất đợc xây dựng tuỳ thuộc vào mức độ khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu, vào chênh lệch giữa giá cả quốc tế với trong nớc. Thực hiện chính sách bảo hộ ở mức độ hợp lý đối với sản xuất trong nớc. Quy chế ban hành thuế suất đợc thay đổi để có thể điều chỉnh kịp thời theo những biến động của thị trờng. Công tác hải quan cũng đợc tăng cờng, phối hợp với các bộ ngành và với các nớc có chung biên giới để chống buôn lậu, áp dụng biện pháp truy thu thuế đối với hàng ngoại trốn thuế nhập khẩu lu thông trong nội địa.

Về chính sách cụ thể nhằm đổi mới và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, Nghị quyết hội nghị của Ban chấp hành trung ơng Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ II (đầu năm 1987) có nêu rõ: “Sửa đổi, thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu đợc thuận lợi, kịp thời.

Nhà nớc thu thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng có hiệu suất thu ngoại tệ cao và có chính sách trợ giá đối với một số mặt hàng khác...

Ban hành chính sách thuế đối với hàng nhập khẩu theo hớng khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, phụ tùng, thiết bị, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ những mặt hàng trong nớc sản xuất đợc”2.

Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu cũng đợc lập lại cụ thể hơn hoàn thiện hơn, phù hợp với tình hình mới, với tiến trình hội nhập kinh tế. Năm 1992 theo quyết định số 172 - TCTK/QĐ/1/11/1992, Tổng cục Thống kê đã ban hành danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam trên cơ sở hệ thống điều hoà (HS) của Hội đồng hợp tác hải quan thế giới (Custons Co - operation Council - ccc). Trong bảng danh mục này, hàng hoá đợc phân theo phần, chơng, nhóm, phân nhóm và mặt hàng đến cấp mã 6 chữ số. Kể từ khi ban hành, bảng danh mục đã phục vụ có kết quả cho nhiều mục đích trong đó có công tác xuất nhập khẩu. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thơng mại quốc tế nớc ta trong quá trình đổi mới và việc nớc ta trở thành thành viên ASEAN danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu của nớc ta

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại quốc tế của VN trong quá trình hội nhập ASEAN (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w