Các thành phần và chức năng của GIS? Các thành phần của GIS ?

Một phần của tài liệu Đề tài tốt nghiệp “ Monitoring sự biến động môi trờng rừng ngập mặn khu vực Bãi Nhà Mạc-Đình Vũ tỉnh Hải Phòng bằng công nghệ viễn thám và GIS” pot (Trang 56 - 58)

- Sự cố tràn dầu

b. Nguyên nhân gây ra méo ảnh

2.4.1 Các thành phần và chức năng của GIS? Các thành phần của GIS ?

Các thành phần của GIS ?

GIS được kết hợp bởi năm thành phần chính: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người và phương pháp quản lý.

Hình 2.19

Hay nói một cách khác hệ thông tin địa lý bao gồm 4 hợp phần cơ bản:  Phần cứng

 Phần mềm  Cơ sở dữ liệu,  Cơ sở tri thức.

Quan hệ của các hợp phần này có được biểu diễn như trong hình 1 dưới đây. Vấn đề đặt ra là hợp phần nào quan trọng hơn cả và các bước xây dựng, kết nối các hợp phần này lại như thế nào? Theo quan điểm của tôi, vấn đề xây dựng Cơ sở tri thức mang tính quyết định trong các ứng dụng GIS. Đây là hợp phần chủ đạo của Hệ thông tin địa lý và nó được xây dựng trên cơ sở

các định hướng của nhà quản lý nhằm đáp ứng các nhu cầu ứng dụng. Các nhà chuyên môn thuộc nhiều ngành sẽ phải cùng cộng tác với nhau để thực hiện các thao tác của GIS: thu thập, tổ chức và phân tích dữ liệu theo yêu cầu của nhà quản lý. Các chuyên gia về công nghệ thông tin có chức năng giúp các nhà chuyên môn tổ chức dữ liệu và truyền tải các kết quả đến tay người sử dụng các khả năng về phần cứng và phần mềm trên nền tận dụng hạ tầng cơ sở thông tin hiện có như hệ thống mạng cục bộ, Internet, Web v.v... để Hệ thông tin địa lý có thể vận hành được, chúng ta cần tới hợp phần thứ hai: Cơ sở dữ liệu. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS nhất thiết phải tính đến ít nhất là các yếu tố sau:

 Mục tiêu của ứng dụng (được đề ra bởi giới quản lý),  Các chuẩn về hệ toạ độ, lưới chiếu, cấu trúc dữ liệu.  Tính pháp lý của dữ liệu. Phần cứng Phần mềm Cơ sở dữ liệu Cơ sở tri thức Nhà quản lý Chuyên gia công nghệ tt Chuyên gia chuyên ngành Hình 2.20

Các nhu cầu về phần cứng, phần mềm hiện nay có thể được dễ dàng đáp ứng và vì vậy chúng không còn mang tính chi phối mạnh như vào thời kỳ đầu những năm 90. Về đại thể Hệ thông tin địa lý sẽ được cơ cấu thành hai khối: Con người, dữ liệu và các phương tiện như trình bày ở hình 1.

Vậy GIS có chức năng như thế nào?

Trong những năm cuối của thế kỷ 20, nhiều vấn đề bức xúc đã đặt ra với nhiều quốc gia và các khu vực trên thế giới- đó là vấn đề cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, thiên tai, dịch bệnh v.v…Nỗ lực kiểm soát và giải quyết các vấn đề này đòi hỏi cần có sự thu thập, tổng hợp và giải quyết các thông tin đầy đủ, chính xác và nhanh chóng. GIS ra đời và phát triển mạnh mẽ trong hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, một phần chính là phục vụ cho mục đích đó:

Lý do mà công nghệ GIS được coi là một hệ thống ưu việt trong quản lý môi trường vì nó có khả năng:

* Thu thập, lưu trữ, khôi phục thông tin dựa trên vị trí không gian của chúng.

*Nhận dạng các vị trí trong các môi trường với các tiêu chuẩn cụ thể.

*Tìm kiếm mối quan hệ giữa các tập dữ liệu trong môi trường đó.

* Phân tích các dữ liệu có liên quan về mặt không gian, hỗ trợ cho việc ban hành quyết định.

* Tạo điều kiện cho việc lựa chọn và chuyển giao dữ liệu cho các mô hình giải tích có khả năng đánh giá tác động của phương án.

* Hiển thị các môi trường được lựa chọn dưới dạng đồ thị hoặc dạng số trước và sau khi phân tích.

Các phần mềm này ngày càng được hoàn thiện , phát triển với các chức năng đa dạng hơn, thân thiện với người dùng hơn và khả năng quản lí dữ liệu hiệu quả hơn .

Một phần của tài liệu Đề tài tốt nghiệp “ Monitoring sự biến động môi trờng rừng ngập mặn khu vực Bãi Nhà Mạc-Đình Vũ tỉnh Hải Phòng bằng công nghệ viễn thám và GIS” pot (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)