Hiển thị ảnh vệ tinh.

Một phần của tài liệu Đề tài tốt nghiệp “ Monitoring sự biến động môi trờng rừng ngập mặn khu vực Bãi Nhà Mạc-Đình Vũ tỉnh Hải Phòng bằng công nghệ viễn thám và GIS” pot (Trang 39 - 41)

- Sự cố tràn dầu

2.2.7.1 Hiển thị ảnh vệ tinh.

Thông thường, khi giải đoán ảnh người ta không giải đoán các đối tượng trên các kênh ảnh riêng rẽ mà thường tổ hợp các kênh này thành một ảnh đa phổ. ảnh tổ hợp màu sẽ làm cho mắt người dễ nhận biết các đối tượng hơn.

Phương pháp tổ hợp màu :

Người ta đã thấy rằng mọi mầu trong tự nhiên đều có thể được biểu diễn qua ba màu là: đỏ (red); xanh lá cây (green) và xanh nước biển (blue). Ba màu này được gọi là ba màu cơ bản. Việc kết hợp ba màu này với các sắc

độ đậm nhạt khác nhau tạo thành tất cả các màu khác. Ví dụ màu đen là trường hợp cả ba màu trên đều bằng không (không có).

Hình 2.8: Tổhợp màu từba màu cơbản

Màu trắng là tổ hợp của giá trị bằng nhau và cực đại của ba màu cơ bản.

Trong kỹ thuật thông tin, giá trị độ đậm nhạt của màu cơ bản được biểu thị bằng số. Nếu mỗi màu cơ bản được ghi bởi 1 byte (8 bit) thì độ đậm nhạt của nó có 256 giá trị , từ 0 đến 255. Như vậy với các giá trị khác nhau của ba màu cơ bản, ta có thể biểu thị được 2563 giá trị, tương đương với hơn 16 triệu màu.

Cần lưu ý rằng tổ hợp màu từ ba màu cơ bản chỉ là một phương pháp để biểu diễn các màu trong tự nhiên. Trên thực tế, còn nhiều cách khác để biểu diễn các màu trong tự nhiên nhưng ta không xét tới ở đây.

Sự tổ hợp màu ảnh vệ tinh để hiển thị trên máy tính cũng sử dụng nguyên lý của việc tổ hợp màu từ ba màu cơ bản. Mỗi kênh ảnh được lưu trữ ở dạng 8 bit (1 byte) sẽ bao gồm 256 giá trị từ 0 đến 255. Giá trị của mỗi điểm ảnh được coi như giá trị mã hoá của một màu cơ bản. Như vậy, với ba kênh ảnh, ta có thể mã hoá chúng như giá trị của ba màu cơ bản và sau được tổ hợp với nhau tạo thành ảnh tổ hợp màu. Thông thường, người ta tiến hành gán màu đỏ cho kênh cận hồng ngoại, xanh lá cây cho kênh

đỏ, xanh nước biển cho kênh xanh lá cây. Tổ hợp trên được gọi là tổ hợp màu giả và thường được sử dụng trong giải đoán ảnh viễn thám.

Trong trường hợp của Đồ án, em đã sử dụng tổ hợp mầu giả để hiển thị ảnh trên màn hình để tiến hành giải đoán.

Từ đặc tính phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên và quy luật trộn màu chúng ta có thể tiến hành giải đoán ảnh vệ tinh, chiết tách các thông tin cần quan tâm của các đối tượng được thể hiện trên ảnh.

Hình 2.9: Không gian màu RGB

Rừng ngập mặn là một đối tượng tự nhiên, tuân theo những quy luật phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên. Do đó, sử dụng ảnh viễn thám chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu chúng thông qua đặc tính phản xạ phổ của từng nhóm đối tượng được thể hiện trên ảnh.

Một phần của tài liệu Đề tài tốt nghiệp “ Monitoring sự biến động môi trờng rừng ngập mặn khu vực Bãi Nhà Mạc-Đình Vũ tỉnh Hải Phòng bằng công nghệ viễn thám và GIS” pot (Trang 39 - 41)