Các phương pháp đánh giá biến động

Một phần của tài liệu Đề tài tốt nghiệp “ Monitoring sự biến động môi trờng rừng ngập mặn khu vực Bãi Nhà Mạc-Đình Vũ tỉnh Hải Phòng bằng công nghệ viễn thám và GIS” pot (Trang 51 - 53)

- Sự cố tràn dầu

b. Nguyên nhân gây ra méo ảnh

2.3 Các phương pháp đánh giá biến động

Phát hiện biến động là quá trình nhận dạng sự khác biệt về trạng thái của một đối tượng hay hiện tượng bằng cách quan sát chúng tại những thời điểm khác nhau. Tiền đề cơ bản để sử dụng dữ liệu viễn thám cho việc phát hiện biến động là những sự thay đổi về lớp phủ phía trên bề mặt đất phải đưa đến sự thay đổi về giá trị bức xạ và những sự thay đổi về bức xạ do sự thay đổi lớp phủ mặt đất phải lớn so với những sự thay đổi về bức xạ gây ra bởi các yếu tố khác, những yếu tố đó bao gồm :

+ sự khác biệt về điều kiện khí quyển + Sự khác biệt về góc mặt trời

+ Sự khác biệt về độ ẩm của đất

ảnh hưởng của các yếu tố này có thể được giảm từng phần bằng cách chọn dữ liệu thích hợp.

Nhiều phương pháp phát hiện biến động lớp phủ sử dụng dữ liệu số đã được đề xuất, theo Singh (1989) bao gồm các phương pháp :

+ So sánh các phân loại lớp phủ + Phân loại ảnh đa thời gian + ảnh hiệu hoặc ảnh chia

+ Sự khác biệt về chỉ số thực phủ + Phân tích thành phần chính

Hay ta có thể tổng hợp thành hai phương pháp nghiên cứu đánh giá biến động chính như sau:

Hình 2.15. Các phương pháp đánh giá biếnđộng lớp phủthực vật từ ảnh viễn thám

Phân tích kết quả thực hiện từ các nghiên cứu đã công bố cho thấy các phương pháp phát hiện biến động khác nhau tạo ra các bản đồ biến động khác nhau, và không có phương pháp nào thực sự vượt trội.

Phương pháp 1: Phân tích sau phân loại

Việc tiến hành phân lọai độc lập các ảnh viễn thám làm cho phương pháp này có độ chính xác phụ thuộc chặt chẽ vào độ chính xác của từng phép phân lọai và do đó phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng đem lại độ chính xác không cao, đặc biệt là với chuỗi ảnh với số lượng lớn

Tuy nhiên nó cũng tránh được một số vấn đề như : không phải chuẩn hóa ảnh hưởng của khí quyển và bộ cảm ứng điện từ trên ảnh chụp tại các thời điểm khác nhau, không phải lấy mẫu lại kích thước pixel trong trường hợp dữ liệu đa thời gian không cùng độ phân giải không gian. Mặt khác phương pháp này cũng là phương pháp phù hợp cho việc chuyển kết quả qua hệ thống thông tin địa lý GIS để phân tích biến động sau phân loại.

Công việc quan trọng nhất của phương pháp này là sửdụng các kỹthuậtđể nhận ra sựthay đổi phổcủa các lớpđối tượng. Loại trừ phương pháp trừ ảnh gốc. Về bản chất, phương pháp này sử dụng các kỹ thuật khác nhau để từ hai ảnh ban đầu đã được nắn chỉnh hình học, tạo nên một kênh hay nhiều kênh ảnh mới có thể hiện sự thay đổi phổ. Sự khác biệt hoặc đồng nhất về giá trị phổ của các pixel có thể được tính trên theo từng pixel hoặc cũng có thể tính trên toàn cảnh. Chính vì vậy, phương pháp này đòi hỏi độchính xác khi nắn chỉnh hình học phải lớn (sai số<1pixel).

Kết quả phương pháp này mang lại là mộtảnh thể hiện từ những khu vực có thay đổi và không thay đổi cũng như mức độ thay đổi. Để có được kết quả rõ ràng hơn ta cần phải có kỹthuật xử lý tiếp theo, trong đó quan trọng nhất là kỹ thuật phân ngưỡng, tức là việc xác định ngưỡng phân chia bằng thực nghiệm để tách các pixels biến động và không biến động. Trong thực tế, việc xác định ngưỡng phân chia chính xác không phải là vấn đề đơn giản.

Từ các phân tích trên, phương pháp nghiên cứu được đề xuất sử dụng là phương pháp phân tích biến động sau phân loại. áp dụng phương pháp này, tập dữ liệu đa phổ của từng thời điểm được tiến hành phân loại độc lập để cho ra bản đồ Rừng Ngập Mặn tại một thời điểm. Sau đó tiến hành đánh giá biến động bằng cách so sánh bản đồ rừng ngập mặn thành lập tại hai thời điểm trong GIS.

Một phần của tài liệu Đề tài tốt nghiệp “ Monitoring sự biến động môi trờng rừng ngập mặn khu vực Bãi Nhà Mạc-Đình Vũ tỉnh Hải Phòng bằng công nghệ viễn thám và GIS” pot (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)