Dữ liệu viễn thám

Một phần của tài liệu Đề tài tốt nghiệp “ Monitoring sự biến động môi trờng rừng ngập mặn khu vực Bãi Nhà Mạc-Đình Vũ tỉnh Hải Phòng bằng công nghệ viễn thám và GIS” pot (Trang 30 - 35)

- Đất khô: đường cong phổ phản xạ của đất khô tương đối đơn giản, ít có những cực đại và cực tiểu một cách rõ ràng, lý do chính là các yếu tố ả nh

a.Dữ liệu viễn thám

Dữ liệu viễn thám gồm các dữ liệu ảnh vệ tinh.

Viễn thám vệ tinh sử dụng các bộ cảm gắn trên vệtinh nhân tạo hoạt động ở nhiều bước sóng từ 400 nm – 25cm để thu dữ liệu về các đối tượng nghiên cứu trên Trái Đất.

Một số bộ cảm hoạt động trong vùng nhìn thấy và cận hồng ngoại của dải phổ cung cấp các thông số liên hệ với màu của đối tượng, thường liên quan đến tính chất hóa học hay khoáng vật của đối tượng. Dữ liệu thu được từ các bộ cảm hồng ngoại nhiệt cho biết giá trị liên quan đến nhiệt độ và các tính chất nhiệt của đối tượng. Với những thông tin về độ nhám bề mặt và độ ẩm có thể chiết xuất từ dữ liệu thu ở các bước vi sóng (radar).

ảnh vệ tinh ngày nay càng đa dạng, cung cấp nhiều thông tin. Việc ứng dụng viễn thám trong nghiên cứu biến động lớp phủ thực vật nói chung và lớp phủ thực vật ngập mặn núi riêng đòi hỏi phải chú ý lựa chọn dữ liệu sao cho phự hợp. Các thông số quan trọng nhất đặc trưng cho thông tin của một ảnh vệ tinh cần được lựa chọn cho đối tượng nghiên cứu, đó là độ phân giải không gian, độ phân giải phổ và độ phân giải thời gian.

tính của đầu thu, phụ thuộc vào trường nhìn tức thì (IFOV) được thiết kế sẵn. ý nghĩa quan trọng nhất của độ phân giải không gian là nó cho biết đối tượng nhỏ nhất mà có thể phân biệt trên ảnh.

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu – ứng dụng viễn thám và GIS CARGIS Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội

Hình 2.7:Sự khác biệt về độ phân giải trên ảnh

Mỗi pixel của ảnh phản ánh một giá trị phản xạ trung bình của mỗi vật thể trong pixel 80 m MSS 30 m TM 20 m SPO T XS Cây Đường Thảm cỏ Nhà

- Độ phân giải phổ:vệ tinh thu nhận sóng phản xạ trên một khoảng bước sóng nhất định. Độ rộng hẹp của khoảng bước sóng này là độ phân giải phổ của ảnh. Theo hình 2.4, khoảng bước sóng càng hẹp thì tính chất phản xạ phổ của đối tượng càng đồng nhất. Độ phân giải bức xạ (Radiometric Resolution) (độ phân giải phổ) được thể hiện trên hình sau đây:

ảnh 8 bit ảnh 2 bit ảnh 1 bit

Là mức độ lượng tử hóa(quantumizing) trị đo bức xạ tại mỗi poxel (1 bit, 2 bit, 8 bit, 16 bit v.v.).

- Độ phân giải thời gian:vệ tinh viễn thám chuyển động trên quỹ đạo và chụp ảnh Trái Đất. Sau một khoảng thời gian nhất định, nó quay lại và chụp lại vùng đó chụp. Khoảng thời gian này gọi là độ phân giải thời gian của vệ tinh. Với khoảng thời gian lặp lại càng nhỏ thì thông tin thu thập càng nhiều.

Ngoài ra, số lượng kênh ảnh cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến Thông tin thu nhận trên ảnh viễn thám. ảnh thu được càng nhiều kênh thì càng có nhiều thông tin về đối tượng thu được. Các ảnh đa phổ thông thường thu được từ 3 – 10 kênh. Khả năng nhận biết đối tượng trên ảnh vệ tinh phụ thuộc vào độ phân giải. Căn cứ vào độ phân giải không gian của ảnh, ta có thể chia ra thành 4 mức dữ liệu ảnh viễn thám: một là, dữ liệu có độ phân giải thấp như ảnh NOAA, hai là, dữ liệu có độ phân giải trung bình như ảnh Landsat MSS (80m)… ba là, dữ liệu có độ phân giải cao như Landsat TM (30m, 15m), Spot (20m, 10m…) Aster (15m) và bốn là, ảnh có độ phân giải siêu cao như IKONOS (1 – 5m), ảnh Quikbirb (1m). Đối với việc thành lập bản đồ lớp phủ mặt đất nói chung và lớp phủ thực vật ngập mặn nói riêng cho khu vực ven biển tỉnh Hải Phòng thì dữ liệu ảnh vệ tinh được sử dụng rộng rãi hơn tất cả và giá thành rẻ hơn (so với ảnh Spot. Aster..), so với ảnh Landsat MSS thì ảnh Landsat TM có độ phân giải không gian cao hơn, độ phân giải phổ cũng cao hơn (ảnh Landsat TM có 7 kênh phổ, còn ảnh Landsat MSS có 4 kênh phổ). Bảng 2.2 sau đây sẽ cho biết các ứng dụng chính của các kênh phổ của Landsat TM.

Bảng 2.2. Bảng ứng dụng chính của các kênh phổcủa Landsat TM.

Dựa vào ứng dụng chính của các kênh phổ nêu trong bảng trên, đối với việc nghiên cứu lớp phủ thực vật ngập mặn sẽ chú ý sử dụng 4 kênh 1, 2, 3, 4. Nhìn chung, dữ liệu ảnh viễn thám thuận tiện cho việc thành lập bản đồ lớp phủ mặt đất, tạo các bản đồ chỉ số như chỉ số thực vật. Dựa vào độ phân giải thời gian của ảnh ta có thể phát hiện ra biến động lớp phủ đất. Sản phẩm của dữ liệu viễn thám, kết hợp với dữ liệu GIS nhằm tạo ra thông tin hữu ích

nhằm đánh giá, trợ giúp quyết định liên quan đến tài nguyên thiên nhiên nói chung và lớp phủ thực vật nói riêng.

Một phần của tài liệu Đề tài tốt nghiệp “ Monitoring sự biến động môi trờng rừng ngập mặn khu vực Bãi Nhà Mạc-Đình Vũ tỉnh Hải Phòng bằng công nghệ viễn thám và GIS” pot (Trang 30 - 35)