Một số kinh nghiệm quản lý thị trường nhà đất tại một số nước

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số biện pháp thúc đẩy thị trường nhà đất doc (Trang 71 - 74)

1. Quản lý thị trường BĐS tại BANGLADESH.

Bangladesh được thành lập vào năm 1971 là một nước cộng hoà xã hội độc lập non trẻ nhất Tây Nam á. Tổng diện tích quốc gia là 143.999 km2 với dân số hiện nay trên 120 triệu. Mật độ dân số khoảng 830 người/km2, đây là một trong những

Kinh nghiệm nước ngoài có thể áp dụng vào Việt Nam Lý luận thị trường BĐS

Nội dung quản lý Nhà nước đối với thị trường

BĐS – nhà đất Thực trạng thị trường BĐS – nhà đất Giải pháp và lộ trình phát triển thị trường BĐS – nhà đất Cơ sở lý luận và nhận thức Đề xuất giải pháp và lộ trình Xác định nội dung quản lý Nhà nước Thể chế Tổ chức Cán bộ, công chức Tài chính công Nhận dạng và phân tích

nước có mật độ dân số cao nhất thế giới. Xét về mọi phương diện kinh tế, đất là nguồn lực quý nhất tại Bangladesh.

Tốc độ đô thị hoá nhanh của Bangladesh là một hiện tượng tương đối mới. Mặc dù, chỉ có khoảng 20% tổng dân sống tại vùng đô thị (khoảng 23 triệu). Điều này đã làm cho vấn đề quản lý nhà đất trở thành vấn đề được quan tâm hơn bao giờ hết.

ở đây có thể nêu một số mặt trong quá trình quản lý đất đô thị tại Bangladesh.

a. Can thiệp của khu vực nhà nước vào phát triển đô thị.

Tại Bangladesh, hầu hết đất đô thị do tư nhân sở hữu và sử dụng. Cho dù đất tư nhân hoặc Nhà nước là chủ sở hữu, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc quản lý và phát triển đất đô thị.

Các cơ quan và Nhà nước xây dựng và thông qua chính sách đất để sắp xếp, chỉ đạo và điều phối các hoạt động sau:

 Quyền sở hữu, hưởng dụng và chuyển giao đất.

 Định giá và đánh giá BĐS.

 Kiểm soát sử dụng đất.

 Chỉnh đốn chuyển nhượng và lưu thông.

 Quy định thủ tục hành chính và dịch vụ về đất đô thị.

 Cung cấp mạng lưới cơ sở hạ tầng.

 Xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội.

 Quy định về tài chính, tiêu dùng đối với phát triển và đầu tư BĐS.

 Xây dựng những dự án phát triển đất cho những mục đích sử dụng đặc thù.

 Thông tin đất đai.

 Đào tạo bồi dưỡng nhân lực chuyên nghiệp và lành nghề.

 Quy định các quyền sử dụng đất của Nhà nước.

- Với 12 nội dung trên, có thể phân thành những nhóm hoạt động chính sau đây:

 Can thiệp liên quan đến vấn đề phát triển.

 Can thiệp điều chỉnh.

 Can thiệp ngăn chặn hạn chế tiêu cực của thị trường BĐS.

b. Chính sách đô thị

- Lĩnh vực chính sách đô thị là rất rộng. Lĩnh vực này bao trùm từ chính sách chung của chính quyền địa phương về quyền sở hữu đất đai và sử dụng dụng đất đô thị v.v…Nói chung, những chính sách đất đô thị được áp dụng nhằm đạt được một số mục tiêu chính sau đây:

+ Cải thiện hoạt động của khu vực chính quyền về phát triển sử dụng đất đô thị.

+ Cải thiện hoạt động của khu vực tư nhân thông qua các chính sách thích hợp của Nhà nước theo hướng cung cấp đầy đủ và sử dụng đất đô thị theo quy hoạch.

- Cho đến nay Bangladesh vẫn chưa đưa ra được chính sách đất đai đô thị mang tính toàn diện và hệ thống nhưng Nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp, chính sách liên quan đến phát triển đất nhằm cung cấp nhà ở như:

 Tăng cường cung cấp đất xây nhà ở có sẵn dịch vụ cho những nhóm người có thu nhập khác nhau, đặc biệt người nghèo và cho những công trình công ích có tính chất quyết định.

 Tăng khả năng mua đất dịch vụ và quyền hưởng dụng của những thành phần nghèo.

 Quan tâm dành hạn ngạch tối thiểu cho những dự án phát tiển đất đô thị.

 Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào đầu tư, khai thác và xây dựng cơ sở hạ tầng.

 Khởi xướng những kế hoạch phát triển vùng nhằm tối đa hoá tính khả dụng của nhà ở trên một đơn vị đất, sẽ ủng hộ, khuyến khích xây dựng nhà mái bằng và nhiều tầng để tiết kiệm đất

 Phát triển hệ thống thị trường đất đai và một hệ thống đáp ứng chuyển nhượng đất đai và những tài sản gắn liền với đất nhằm quản lý đất tốt hơn.

c. Một số công cụ quản lý và điều chỉnh đất đô thị ở Bangladesh.

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số biện pháp thúc đẩy thị trường nhà đất doc (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)