II. THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VCB)
1.Hoạt động phát hành thẻ thanh toán tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB)
1.2.7 Phân tích tình hình phát hành thẻ tại Sở Giao Dịch-VCB 1 Thực trạng phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
1.2.7.1 Thực trạng phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
Phát hành thẻ tín dụng
Giai đoạn từ năm 2003-2006 được xem là giai đoạn đánh dấu bước ngoặt phát triển vượt bậc trong hoạt động phát hành thẻ tín dụng của Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Năm 2004. tổng số thẻ tín dụng mà Sở Giao Dịch phát hành là 3.982 thẻ. Tăng 51.87% so với năm 2003.Đến năm 2005 tổng số thẻ tín dụng mà Sở Giao Dịch đã phát hành được lên tới con số gần 7.697 thẻ tăng 48.27% tổng số thẻ tín dụng đã phát hành năm 2004.Năm 2006 Sở giao dịch phát hành được 10.146 thẻ tăng so với cùng kỳ năm trước là 2449 thẻ .
Số lượng khách hàng sử dụng thẻ năm 2004 tăng 51.87% so với năm 2003.Có được sự tăng trưởng trong năm đó là do VCB đã đưa ra sản phẩm mới có tính ưu việt, vượt trội và đã đáp ứng được sự mong mỏi của khách hàng trong nước cũng như nước ngoài đó là sản phẩm thẻ AMEX. Trong năm 2003, do thẻ AMEX là sản phẩm mới nên mới chỉ phát hành được gần 100 thẻ.Từ năm 2003 đến năm 2006 tổng số thẻ tín dụng đưa vào lưu thông của Sở Giao Dịch đạt con số gần 21.024
VCB
thẻ.Trong đó có sự tăng trưởng mạnh của sản phẩm thẻ AMEX.Đến năm 2006 thẻ AMEX đã đạt con số ngoài mong đợi đó là 2.050 thẻ tăng 806 thẻ so với năm 2005
Qua biểu đồ trên ta thấy số lượng thẻ VISA có số lượng thẻ được phát hành nhiều nhất thẻ tiếp theo là thẻ MASTER và thẻ AMEX. Bên cạnh đó ta thấy được sự tăng trưởng trung bình gần 30% năm đưa tổng số thẻ tín dụng mà Ngân hàng Ngoại thương phát hành lên gần 75000 thẻ. Nhìn vào biểu đồ ta thấy, mặc dù tốc độ tăng trưởng số lượng thẻ tín dụng quốc tế là tương đối lớn (đặc biệt là thẻ Visa vì khách hàng không phải chuyển đổi ngoại tệ khi tiêu dùng ở nước ngoài) nhưng con số 75.000 thẻ tín dụng quốc tế ở một thị trường 85 triệu dân vẫn là một con số quá khiêm tốn . Theo con số thống kê của Vụ chính sách tiền tệ ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì thẻ tín dụng quốc tế chiếm khoảng 37% tổng số thẻ do các ngân hàng trong nước phát hành
Đứng về thị phần phát hành thẻ tín dụng quốc tế mà nói thì ACB tỏ ra chiếm vị thế hơn cả trên thị trường và chiếm thị phần khá lớn vượt lên VCB,mặc dù VCB có lợi thế rất lớn về quy mô và ưu thế .
VCB
Có sự tăng trưởng nói trên, bên cạnh không ngừng tìm tòi và đưa ra ngày càng nhiều loại sản phẩm mới có nhiều tính năng ưu việt và tiện lợi hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoàI nước thì VCB cũng ngày càng hoàn thiện hơn về chất lượng dịch vụ của mình như: hệ thống công nghệ thông tin trong lĩnh vực Ngân hàng, đường truyền cũng như trình độ và phong cách phục vụ khách hàng của đội ngũ nhân viên Ngân hàng ngày càng được nâng cao, tạo niềm tin của khách hàng khi sử dụng thẻ mang thương hiệu Vietcombank.
Doanh số thanh toán thẻ tín dụng
Qua biểu đồ 1 ta thấy số lượng thẻ phát hành tăng trưởng mạnh qua từng năm, điều đó cho thấy được sự phát triển nhanh của đất nước trong nền kinh tế có số lượng sử dụng tiền mặt gần như nhiều nhất trên thế giới.Chính điều này đã phản ánh được sự thay đổi thói quen tiêu dùng bằng thẻ của ngươi dân.Năm 2003 đến năm 2005 doanh số thanh toán luôn tăng ở mức gần 100%.Năm 2006 doanh số thanh toán đạt 276.42 tỷ đồng tăng 20.45 tỷ đồng
VCB
so với năm 2005,tuy có sự tăng trưởng chậm nhưng hứa hẹn một sự bứt phá mới về thanh toán trong những năm tiếp theo.
Bảng 2: Doanh số thanh toán thẻ tín dụng
Đơn vị tính: tỷ đồng
Loại thẻ Doanh số thanh toán
2003 2004 2005 2006Visa 100 170 171.23 172.32 Visa 100 170 171.23 172.32
Master 17 31 44.05 51.75
Amex 12 20 39.97 52.35
Tổng số 129 221 255.97 276.42
(Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh phòng thanh toán thẻ năm 2003-2006)
Qua bảng trên ta thấy, doanh số thẻ tăng lên từng năm nhưng tuy nhiên số lượng thẻ thanh toán do trong gia đình có con em du học ở nước ngoài, một phần đi du lịch ở nước ngoài nên chi tiêu còn một lượng còn lại thanh toán ở trong nước tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp.