THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán tại sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 58 - 61)

VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

1. Tình hình thanh toán thẻ

Tại Việt nam, hoạt động thanh toán thẻ được triển khai vào năm 1990 do ngân hàng Ngoại thương Viêt Nam (VCB) thực hiện. Tiếp sau đó có ba NHTM khác ở Việt Nam tham gia: Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK), Ngân hàng FirstVinaBank. Cho đến thời điểm hiện tại, số ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ thẻ với tư cách làm đại lý cho các NHPHT và cho tổ chức thẻ quốc tế như Master Card, VISA, Amex, JCB , Diners Club là khá nhiều, riêng trên địa bàn thành phố HCM và Hà nội đã có trên 10 ngân hàng nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Giai đoạn 1996-1997 được xem như thời kỳ hoàng kim của thị trường thẻ tín dụng Việt nam với doanh số ước đoán trên 200 triệu USD/năm; trước năm 1998, tốc độ thanh toán thẻ tăng trung bình vào khoảng 200% /năm. Tuy nhiên sau đó, sự sụt giảm đầu tư nước ngoài và lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã khiến việc thanh toán bằng thẻ tín dụng giảm rõ rệt, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực. Trong đó, lĩnh vực khách sạn - nguồn thu thanh toán thẻ chủ yếu - là loại hình bị ảnh hưởng mạnh nhất cả về số lượng lẫn trị giá giao dịch.

Tuy gặp khó khăn như vậy, nhưng ngân hàng vẫn tích cực phát triển lĩnh vực thanh toán thẻ. Mạng lưới các ĐVCNT ngày càng được mở rộng cả về số lượng và

VCB

loại hình. Đến cuối năm 2006, tổng số các ĐVCNT trên toàn quốc đạt khoảng 10.000 cơ sở so với gần 2000 cơ sở vào cuối năm 1996 và 3500 cơ sở vào cuối năm 1998. Với sự cố gắng của NHTM, đến nay mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ đã lên tới gần 12.000 điểm nhưng vẫn chủ yếu là loại hình khách sạn, nhà hàng, sân ba, siêu thị và các cửa hàng có khả năng tiếp cận với đối tượng là khách du lịch, doanh nhân nước ngoài vào Việt Nam.

Thời kỳ đầu hoạt dộng thẻ, để chiếm thị phần, các ngân hàng nước ngoài với lợi thế về vốn đầu tu lớn, chi phi tiếp thị quảng cáo nhiều, công nghệ phát triển và kinh nghiệm trong kinh doanh thẻ đã thi nhau hạ phí chiết khấu thu từ ĐVCNT. Điều này làm giảm đáng kể lợi nhuận, thậm chí có thể gây ra thua lỗ cho các NHTM Việt nam nếu không có sự ra đời của Hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ vào 8/1996 với 6 thành viên: VCB, ACB, EXIMBANK, FIRSTVINABANK, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương và ANZ. Sau khi ra đời, hiệp hội đã ấn định mức phí tối thiểu mà các ngân hàng TM áp dụng đối với ĐVCNT tại Việt Nam, làm cho thị trường thẻ Việt Nam đi vào sự cạnh tranh lành mạnh. Đây là một hoạt động được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Điểm nổi bật trong thanh toán thẻ những năm gần đây là việc ngân hàng đầu tư vào công nghệ, thực hiện tự động hoá qui trình chấp nhận thanh toán thẻ. Trước năm 1996, các cơ sở chủ yếu sử dụng máy thanh toán thẻ thủ công để chấp nhận thẻ. Hiện nay, khoảng 70% giao dịch thẻ được xử lý tự động thông qua các thiết bị điện tử EDC, ATM và hơn 35% số ĐVCNT được trang bị máy thanh toán thẻ tự dộng. Các NHTM thông báo doanh số thanh toán thẻ bằng thẻ có dấu hiệu tăng trưởng rất đáng khả quan. Lý do chủ yếu của sự phục hồi thị trường thẻ thanh toán là do thẻ được sử dụng khá thuận tiện và đa dạng với một khối lượng giao dịch lớn, từ việc đáp ứng các nhu cầu như đi công tác nước ngoài, du lịch và giải trí đến việc bước dầu phát huy hiệu quả trong việc mua sắm hàng tiêu dùng. Bên cạnh đó, các

VCB

NHTM luôn cố gắng phổ biến kiến thức thông tin về dịch vụ thẻ của mình trên thị trường.

Bảng 7: Báo cáo thanh toán thẻ quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2001-2006 ( Đơn vị: triệu USD )

Nội dung 2001 2002 2002 2003 2004 2005 2006

Doanh số thanh toán thẻ ( triệu USD )

370 520 750 1069 1503 2250 3405

Tốc độ tăng doanh số (%) -- 40% 44% 42% 10% 49% 52%

( Nguồn: Phòng tổng hợp và phân tích kinh tế-NHNTVN tháng 1 năm 2007 )

2. Tình hình phát hành thẻ

Tháng 4/1993, với sự ra đời của quyết định số 74 QĐ-NH1 về việc phát hành và sử dụng thẻ thanh toán của thống đốc NHNN Việt Nam, VCB mới được NHNN cho phép triển khai thẻ thanh toán Vietcombank Card. Tới 4/1995, có bốn NHTM Việt Nam được kết nạp là thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Master Card là: VCB, ACB, EXIMBANK và FirstVina Bank. Năm 1996, VCB và ACB trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ VISA. Sau đó, hai ngân hàng này đã bắt đầu triển khai nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng quốc tế và thực hiện thanh toán trực tuyến (online) với các tổ chức thẻ này. Từ đó đến nay, ngày càng nhiều ngân hàng tiếp tục tham gia vào thị trường thẻ làm cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra sôi động. Ngoài các NHTM Việt Nam còn có các chi nhánh ngân hàng nước ngoài như Hongkong Bank, ANZ...

Các thẻ rút tiền tự động ATM cũng mới bắt đầu được phát hành từ năm 1995 nhưng cho đên nay số lượng thẻ rút tiền tự động của riêng hai ngân hàng VCB và ANZ là hơn 6500,000 thẻ. Hiện tại, cả bốn ngân hàng thương mại quốc doanh đều đang gấp rút hoàn thiện việc kết nối toàn bộ hệ thống và trang bị máy ATM của mình. Bên cạnh nỗ lực đa dạng hoá các sản phẩm thẻ cung cấp cho khách hàng, các NHPHT cũng chú trọng việc tự trang bị một hệ thống xử lý cho hoạt động thẻ một cách phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế, mặc dù viêc đầu tư này đòi hỏi những

VCB

chi phí rất lớn về tài chính và nhân sự. Đồng thời các ngân hàng không ngừng xây dựng, phát triển quy trình làm việc, tích luỹ kinh nghiệm thông qua hoạt động thực tế.

Bảng 8: Hoạt động phát hành thẻ tín dụng tại Việt Nam 1996-2001

Nội dung 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Số lượng thẻ tín dụng phát hành ( chiếc) 33845 40563 50168 6125 81526 133945 Doanh số sử dụng thẻ tín dụng ( tỷ VND) 400 570 680 840 1230 1736

Tỷ trọng doanh số trong nước (%) - 15 20 30 35 37

( Nguồn: Phòng tổng hợp và phân tích kinh tế NHNTVN tháng 1 năm 2007 )

Tính đến năm 2006, doanh số sử dụng thẻ tín dụng do các NHTMVN phát hành đã là 1736 tỷ VND nhưng các giao dịch chi tiêu chủ yếu là ở nước ngoài, trong nước chỉ chiếm 37% trên tổng doanh số. Việc sử dụng thẻ để thanh toán hàng hoá dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, từ 80-90%, còn rút tiền mặt chỉ chiếm 10-20%. Tuy số lượng thẻ cũng như doanh số sử dụng thẻ có tăng qua các năm nhưng tốc độ còn chậm và chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngân hàng vẫn còn thận trọng trong việc thẩm định và cấp tín dụng cho khách hàng kèm theo thói quen sử dụng tiền mặt bấy lâu trong quảng đại quần chúng. Về thẻ nội địa, ngoài VCB đã phát hành, hiện nay đã có thêm ACB tham gia, cho thấy triển vọng phát triển thẻ tín dụng nội địa trong thời gian tới là rất khả quan.

Có thể nói rằng qua gần 15 năm đưa thẻ thanh toán vào sử dụng ở Việt Nam, hoạt động kinh doanh thẻ tai các NHTM Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thị trường thẻ thanh toán Việt Nam đang là một thị trường đầy tiềm năng, và chắc chắn sẽ có bước tiến lớn trong qua trình hội nhập với hệ thống thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán tại sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 58 - 61)