VCB
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, với lịch sử ra đời hơn 50 năm. Đối với Việt Nam, thẻ thanh toán mới du nhập chưa lâu và đang còn ở điểm xuất phát thấp, đặc biệt là sau một chặng đường đổi mới kinh tế chưa lâu để mở cửa và hội nhập với cộng đồng quốc tế nói chung và cộng đồng tài chính quốc tế nói riêng, một cộng đồng đã có bề dày lich sử phát triển khá lâu qua hàng thế kỷ. Trong khi thế giới đã quá quên thuộc với các dạng thức thanh toán mới như séc, thương phiếu, thẻ thanh toán, tiền điện tử. cùng với các giao dịch tiền tệ cao cấp khác thì ở Việt Nam cơ bản vẫn là nền tài chính tiền mặt, với một hệ thống NHTM còn rất non trẻ, thói quen sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến trong mọi tầng lớp dân cư. Nhìn chung, tình trạng giao dịch chủ yếu bằng tiền mặt ở Việt Nam đang thu hút hàng trăm nghìn người trong các cơ quan, doanh nghiệp vào công việc này, kéo theo hàng loạt chi phí liên quan như chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm..
Để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập AFTA thông qua đó nhanh chóng đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới thì việc phát triển thanh toán thẻ là một nhu cầu bức thiết. Phát triển thanh toán thẻ không chỉ vì thẻ là một phương tiện thanh toán hiện đại, mang lại nhiều tiện ích cho chủ thẻ, cho ngân hàng, cho nền kinh tế mà còn vì tiềm năng thanh toán thẻ tại Việt Nam rất lớn: với dân số hơn 80 triệu người, tốc độ phát triển kinh tế trung bình từ 5-8% năm. Nếu các NHTM có thể phổ biến thẻ thanh toán lên khoảng 10% dân số cả nước thì doanh số sử dụng thẻ trong nước sẽ lên tới con số hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Mặt khác, Việt Nam nằm trong khu vực Châu á- Thái Bình Dương, hiện đang được đánh giá là khu vực có hoạt động kinh tế sôi động nhất toàn cầu.
Mở rộng dich vụ ngân hàng trong khu vực dân cư là một chủ trương lớn của NHNN nhằm cải thiện tình hình thanh toán, tạo thói quen sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển thanh toán qua ngân hàng, góp phần
VCB
thực thi tốt chính sách tiền tệ quốc gia. Trước mắt, chúng ta còn phải đương đầu với nhiều khó khăn về công nghệ, thị trường. khi tiếp cận sử dụng loại hình thanh toán mới và hiện đại này nhưng có thể tin tưởng vào một tương lai phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam.
2. Bối cảnh thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động khai thác dịch vụ thẻ trong thời gian tới vụ thẻ trong thời gian tới
Sau sự kiện 11/9/2001 và những bất ổn về chính trị, kinh tế, xã hội diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, thì sự ổn định về chính trị và sự phát triển vững chắc của nền kinh tế Việt nam đang được các chuyên gia đánh giá cao và cho rằng Việt nam đang là một trong những nước có môi trường đầu tư đầy tiềm năng, an toàn và hiệu quả. Trên đà phát triển và hội nhập, Đảng và nhà nước ta đã đề ra những chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2005-2010. Đó là: Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm là 7.5%; tỷ trọng của ngành dịch vụ vào khoảng 41%-42% và giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng khoảng 7.5%/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 14-16%/năm; giải quyết thêm việc làm cho khoảng 7.5 triệu lao động đến hết năm 2005. Bên cạnh đó, Việt nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO vào cuối năm 2006.
Bối cảnh kinh tế thuận lợi này chắc chắn sẽ thúc đẩy quá trình mở rộng dịch vụ thanh toán thẻ tại một thị trường tiềm năng với hơn 80 triệu dân. Tuy mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp, khoảng cách về thu nhập giữa các nhóm dân cư vẫn còn lớn nhưng chắc chắn bộ phận dân cư có thu nhập cao sẽ ngày càng tăng lên. Cùng với thu nhập cao, quỹ chi tiêu thường ngày của người dân cũng tăng lên tạo điều kiện cho họ dễ dàng chấp nhận và sử dụng các phương tiện thanh toán mới. Bên cạnh đó, môi trường thương mại cũng thay đổi tích cực hơn với sự gia tăng số lượng khách du lịch và doanh nhân đến Việt nam, cùng với sự phát triển của các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn và trung tâm giải trí sẽ làm
VCB
thay đổi tập quán của người tiêu dùng trong nước, tạo điều kiện để ứng dụng rộng rãi các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó có thẻ. Ngoài ra, việc ngân phiếu không được lưu hành (từ 1/4/2002) cũng góp phần làm cho công chúng quan tâm nhiều hơn đến một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đầy tiện ích như thẻ.
Một nhân tố không thể thiếu là môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi và nền tảng vững chắc cho việc ứng dụng các dịch vụ ngân hàng mới. Chính phủ chắc chắn sẽ có những biện pháp cần thiết để kiện toàn các văn bản pháp quy, xây dựng hệ thống văn bản dưới luật. NHNN sẽ có những chủ trương mang tính mở đường cho các NHTM mạnh dạn đầu tư , phát triển các dịch vụ nhằm tạo khả năng cạnh tranh và hội nhập.
Với nhu cầu sử dụng thẻ ngày càng cao, mạng lưới ĐVCNT cũng sẽ được mở rộng để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Hạn mức tín dụng và thanh toán thẻ sẽ hạ thấp hơn hiện nay để mở rộng cho chỉ tiêu nội địa. Dịch vụ thương mại điện tử cũng sẽ phát triển ở Việt nam và thẻ sẽ là phương tiện thanh toán thuận lợi nhất cho loại hình giao dịch này. Thêm vào đó, sự phát triển khoa học kĩ thuật , của công nghệ thông tin và mạng máy tính đang tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các NHTM Việt nam nâng cao công nghệ ngân hàng, đưa những phương tiện thanh toán hiện đại của thế giới tiếp cận với thị trường trong nước, đồng thời đưa các hoạt động của ngân hàng Việt nam ra trường quốc tế.
3. Kế hoạch mở rộng khai thác dịch vụ thẻ các ngân hàng trên thị trường Việt nam trong thời gian tới trường Việt nam trong thời gian tới
Theo thống kê sơ bộ, cho đến nay số lượng thẻ thanh toán được các ngân hàng thương mại Việt nam phát hành là vào khoảng 2,100,000 thẻ, trong đó đứng đầu là VCB với 950,000 thẻ, tiếp đến là ACB với 600,000 thẻ, Incombank 213,000 thẻ, BIDV 100,000 thẻ, BARD 70,000 thẻ, ngân hàng Đông á và ngân hàng Sacombank
VCB
50,000 thẻ.. Trong đó bao gồm thẻ quốc tế và thẻ nội địa do các NHTM Việt nam phát hành. Với một thị trường 80 triệu dân như Việt nam thì con số 91 000 thẻ thanh toán còn là nhỏ bé.
Ngày 1/2/2002, VCB đã đưa vào sử dụng máy rút tiền tự động ATM đầu tiên tại trung tâm thương mại Tràng Tiền. Trong quí I/2002, VCB đã triển khai 30 máy ATM và cho tới thời điểm này số lượng máy ATM của Sở giao dịch-VCB đã lên tới 300 máy. Thẻ rút tiền tự động của VCB với tên Connect24, sử dụng công nghệ băng từ, trên đó các thông tin được mã hoá.
Ngân hàng Công thương (Incombank) cũng đã triển khai 54 máy ATM đặt tại một số trung tâm thương mại có hoạt động giao dịch lớn. Ngoài việc phát triển hệ thống máy ATM, ICB còn có một sản phẩm mới là thẻ tiền lẻ. Dự kiến trong thời gian tới, ICB sẽ chính thức đưa thẻ này vào lưu hành , đồng thời kết hợp với các công ty điện lực, công ty nước để trang bị các loại máy thu tiền từ thẻ này cho các nhân viên thu tiền.
Ngân hàng đầu tư phát triển ( BIDV ) và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ( BARD ) từ giữa năm 2002 đã trang bị hệ thống máy ATM và hoàn thiện việc kết nối hệ thống. BIDV tỏ ra khá nhanh nhạy khi đã triển khai việc phát hành thẻ rút tiền mặt ( Cash Card ) với số dư tài khoản tối thiểu là 200 000 VND..
Tuy số lượng thẻ phát hành bởi EXIMBANK còn khiêm tốn ( khoảng 40,000 thẻ ), nhưng ngân hàng đang mở rộng hoạt động phát hành thẻ tín dụng quốc tế cũng như tuyên bố sắp vào cuộc với các thẻ tín dụng nội địa. Ngoài ra, tham gia vào thị trường thẻ Việt nam không chỉ có các ngân hàng trong nước mà có cả ngân hàng nước ngoài . ANZ là một ví dụ với các thẻ business card phát hành từ lâu. Các ngân hàng khác như HSBC, Citibank, Standard & Charter Bank cũng đang có sự chuẩn bị tích cực. Theo tiến trình hội nhập, các hạn chế về mặt pháp lý sẽ bị xoá bỏ
VCB
và đây là cơ hội tốt cho các ngân hàng nước ngoài nâng cao hoạt động của mình trên thị trường thẻ Việt nam.