III. Đánh giá hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Sở Giao Dịch-Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
1.Những kết quả đạt được và nguyên nhân
1.2.1 Sự phục hồi của nền kinh tế Việt nam và khu vực sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
chính tiền tệ
Giai đoạn năm 1996-1997 được xem như là một thời kì hoàng kim của thị trường thẻ Việt nam với doanh số ước tính 200 triệu USD/năm; tốc độ phát triển thanh toán thẻ trung bình 200%/năm. Sang năm 1998, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đã khiến cho tốc độ phát triển này chững lại và có xu hướng giảm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt nam năm 1998 tụt xuống còn 5.8%; so với năm 1996 là 9.3% và năm 1997 là 8.2%. Khủng hoảng kinh tế đã làm giảm số lượng khách nước ngoài vào Việt nam, đặc biệt là khách du lịch, kéo theo doanh thu thẻ từ mọi loại hình ĐVCNT đều giảm. Bước sang năm 1998 và năm 1999 tiếp tục đánh dấu sự sụt giảm chưa từng thấy của doanh số thanh toán thẻ tại Việt nam, kéo theo sự sụt giảm về doanh thu và lợi nhuận thanh toán thẻ của các ngân hàng. Tuy vậy, đến giai đoạn năm 2000-2001, nền kinh tế Việt nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình vào khoảng 6.8%/năm (so với năm 1999 là 4.8%). Năm 2006, lượng du khách quốc tế đến Việt nam là 4.14 triệu lượt khách, tăng 20% so với năm 2004 và năm 2005, tăng 80% so với năm 2000. Lượng kiều hối chuyển về nước đạt mức 1.82 tỷ USD, tăng 3.6% so với năm 2000 và 51.7% so với năm 1999. Vốn đầu tư nước ngoài FDI thực hiện ước đạt 2.3 tỷ USD, tăng 9.5%; vốn ODA giải ngân ước đạt 1.7 tỷ USD, tăng 4%; vốn đầu tư trong nước tăng 20.5%. Sự phục hồi của nền kinh tế đã kéo theo sự phục hồi của thị trường thẻ thanh toán với doanh số thanh toán ước tính tăng 30% so với giai đoạn 2004-2005, và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đây là một dấu hiệu lạc quan cho các ngân hàng tham gia trên thị trường thẻ nói chung và cho VCB nói riêng.
VCB