II. THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VCB)
2. Hoạt động thanh toán thẻ tại Sở Giao Dịch-Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
2.3 Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại Sở Giao dịch-VCB
VCB bắt đầu thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ từ năm 1990. Ban đầu, VCB nhận làm đại lí thanh toán thẻ Visa cho BFCE của Singapore năm 1990 và thẻ MasterCard cho tổ chức tài chình MBFCS của Malaysia vào năm 1991. Tới tháng 4/1996, VCB trở thành thành viên chính thức của Visa và MasterCard và chấm dứt làm đại lí thanh toán thẻ, chuyển sang thanh toán trực tiếp với các tổ chức quốc tế này. Do số lượngvà loại hình ĐVCNT trong nước còn hạn chế nên thẻ do VCB phát hành chủ yếu được sử dụng ở nước ngoài. Trong tổng doanh số sử dụng thẻ thì doanh số sử dụng thẻ ở nước ngoài chiếm 75% và ở trong nước chỉ chiếm 25%. Mặc dù VCB áp dụng mức phí rút tiền mặt cao (4% trên số tiền rút ra) nhưng khách hàng vẫn sử dụng thẻ để rút tiền mặt với một doanh số đáng kể, chiếm khoảng 13% doanh số sử dụng thẻ. Còn về thanh toán dịch vụ, chiếm khoảng 87% và được sử dụng chủ yếu để thanh toán tiền khách sạn, học phí, vé máy bay và tiền ăn.
Cho tới nay, sau hơn 15 năm kinh doanh thẻ thanh toán và các dịch vụ có liên quan đến thẻ, VCB đã thu được những lợi thế không nhỏ với tư cách là người tạo lập thị trường thẻ thanh toán ở Việt nam. VCB có mức tăng trưởng doanh số thanh toán thẻ trung bình là 250%/năm trong suốt thời kì 1991-1996 so với mức tăng
VCB
trưởng bình quân 200%/năm của thị trường thẻ Việt nam. Triển vọng của thị trường thẻ đã lôi kéo hàng loạt các ngân hàng tham gia cạnh tranh. Từ năm 1996, VCB đã phải chia sẻ thị phần với các đối tác là chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại việt nam như: UOB, ANZ, Hongkong Bank.
Năm 1996, VCB chiếm 75% thị phần, năm 1997, tỷ lệ đó giảm xuống còn 62% , vào cuối năm 1998 còn 50% và doanh số thanh toán thẻ tiếp tục giảm trong năm 2000, tuy vậy từ năm 2001 đã tăng lên.
Cho tới nay, VCB đang chiếm lĩnh khoảng 55% thị phần thanh toán thẻ và là ngân hàng đại lí duy nhất ở Việt nam chấp nhận thanh toán cả 5 loại thẻ tín dụng quốc tế phổ cập hiện nay là MasterCard, Visa, Amex, JCB. Diner Club. Do gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng khác và nền kinh tế có nhiều biến động không tốt. Tuy nhiên,trong những năm vừa qua doanh số thanh toán thẻ luôn tăng trưởng và duy trì 15%/năm
Doanh số thanh toán thẻ tại Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT)
Ta có thể điểm qua tình hình thanh toán thẻ của VCB. Năm 1998 là một năm khó khăn đối với công tác phát hành cũng như thanh toán thẻ ở các ngân hàng Việt nam nói chung cũng như VCB nói riêng. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á đang tiếp tục lan rộng, lượng khách nước ngoài vào Việt nam sụt giảm làm cho doanh số thanh toán cũng không cao, chỉ đạt 76.3 triệu USD. Trong đó, doanh số thanh toán thẻ Visa vẫn chiếm một tỉ trọng đáng kể (32.8 triệu USD, chiếm hơn 40% so với tổng số thanh toán thẻ tại VCB).
Bảng 4: Tổng kết doanh số thanh toán thẻ tại VCB
(đơn vị: triệu USD )
Tổ chức
VCB
MASTER 14.5 14.31 15.53 18.96 25.90 32.80 35.86 38.90 48.12AMEX 27.2 23.23 17.03 19.68 21.19 23.50 30.10 33.15 40.71 AMEX 27.2 23.23 17.03 19.68 21.19 23.50 30.10 33.15 40.71 JCB 1.8 0.98 1.76 2.28 3.90 5.15 7.27 8.65 12.50
Tổng cộng 76.3 71 71.06 86.52 105.51 126.82 139.99 155.99 186.14
( Phòng quản lý thẻ VCB - Báo cáo tháng 1 năm 2007 )
Việc sụt giảm trong hoạt động thanh toán thẻ tiếp tục diễn ra trong năm 1999. Cả năm 1999, tổng doanh số thanh toán thẻ chỉ đạt 71 triệu USD, còn thấp hơn doanh số thanh toán của năm 1994. Ngoài nguyên nhân như số khách nước ngoài vào Việt nam giảm, tình hình kinh doanh trong các lĩnh vực như nhà hàng, khách sạn có chững lại, giá cả hàng hoá trong nước nói chung có xu hướng giảm, còn có một nguyên nhân quan trọng khác nữa là sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác làm cho thị phần thanh toán thẻ của VCB giảm đáng kể. Đặc biệt trong năm 1999, JCB vốn chỉ do VCB làm đại lí độc quyền tại Việt nam, nay đã kí hợp đồng thanh toán với ngân hàng khác nên doanh số thanh toán JCB giảm đáng kể, từ 1.8 triệu USD xuống còn 0.98 triệu USD. Năm 2000, doanh số thanh toán thẻ của VCB giảm 5.3 triệuUSD so với năm 1998. Năm 2000, doanh số thanh toán thẻ của VCB đã tăng lên chút ít do có sự tăng lên trong doanh số thanh toán thẻ của Visa, JCB, MasterCard, song doanh số thanh toán thẻ Amex lại giảm mạnh. Nguyên nhân của việc hầu hết doanh số thanh toán các loại thẻ đều tăng là do chất lượng phục vụ đựoc cải thiện, lượng khách du lịch tăng khi bước sang thế kỉ mới. Riêng thẻ Amex bị giảm vì tổ chức thẻ Amex đã kí thêm hợp đồng thanh toán với các ngân hàng khác nên VCB bị chia sẻ thị phần thanh toán.
Số lượng Đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ của Sở Giao Dịch
Nguyên nhân cơ bản làm VCB suy yếu trên thị trường thanh toán thẻ tín dụng vẫn là thiết bị công nghệ. Ngay giữa năm 1996, UOB đã trang bị máy EDC cho các ĐVCNT trước VCB và do đó họ có lợi thế kéo các ĐVCNT của VCB về làm với họ. Đến khi VCB có trang bị máy EDC cho ĐVCNT thì các ngân hàng khác như ACB, HKB, ANZ cũng đã tiến hành lắp máy EDC cho các ĐVCNT mới và cũ của
VCB
VCB để cạnh tranh. Vì số lượng máy EDC của VCB không đủ để trang bị đồng loạt cho các ĐVCNT nên buộc VCB chỉ ưu tiên trang bị cho những ĐVCNT có doanh số lớn. Do vậy, ngân hàng khác có điều kiện thâm nhập vào các ĐVCNT chưa được trang bị của VCB.Bắt đầu từ năm 2001 trở đI , VCB đã đầu tư vào công nghệ và nhập thêm các loại EDC tiên tiến để trang bị cho ĐVCNT .Do vậy, thị phần thanh toán thẻ đã tăng lên và doanh số thanh toán luôn đảm bảo mức tăng 15%.Đặc biệt là khi Việt nam gia nhập tổ chức thương mại WTO vào cuối năm 2006.
Bảng 5: Tổng kết mạng lưới thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tại Sở Giao dịch-VCB
( Đơn vị tính: điểm chấp nhận thanh toán )
Tổ chức thẻ QT 2001 2002 2003 2004 2005 2006 VISA 312 525 720 1092 1211 1430 MASTER 312 525 720 1092 1211 1430 AMEX 156 360 625 956 1125 1365 JCB 140 275 625 903 1125 1365 DINER CLUB 50 95 120 150 193 235
( Nguồn: Sở Giao dịch - VCB - Báo cáo tháng 1 năm 2007)
Việc giảm sút trong công tác thanh toán thẻ của VCB trong những năm qua một lần nữa cho thấy hậu quả của việc phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài trong công tác thanh toán thẻ tại Việt nam nói chung và tại VCB nói riêng. Vì thế, giải pháp tốt nhất cho sự phát triển của hoạt động thanh toán thẻ là ngân hàng phải tìm cách để thúc đẩy việc tiêu dùng trong nước cũng như cần có sự quan tâm hơn nữa tới khách hàng tiềm năng và hệ thống mạng lưới thanh toán ở thị trường này.
Trong nỗ lực nhằm cải thiện tình hình thanh toán, VCB đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm tăng số lượng ĐVCNT của mình thông qua việc giảm đáng kể tỉ lệ phí đối với ĐVCNT này. Nếu như năm 2001, tổng số ĐVCNT 312, thì cho tới năm 2005 là 1211 và năm 2006 là 1430, tăng 18% so với năm 2005. Đặc biệt, trong năm
VCB
2005, doanh số thanh toán của cả 5 loại thẻ đều tăng cao. Bên cạnh đó doanh số thanh toán thẻ Amex từ năm 1996 đến năm 2000 liên tục giảm, từ năm 2001 trở đi lại duy trì mức tăng lên 15%/năm. Điều này nói lên chất lượng dịch vụ thanh toán thẻ mà VCB mang đến cho khách hàng đã được cải thiện, đã có sức cạnh tranh và dần đáp ứng được công tác thanh toán của khách hàng.
Bên cạnh đó, hoà nhịp chung với chủ trương tái cơ cấu các NHTM của NHNN và nhằm đa dạng hoá các sản phẩm điện tử, cuối năm 2001, Ban lãnh đạo VCB đã phân công phòng quản lý thẻ soạn thảo đề án lắp máy ATM trong toàn hệ thống. Đến đầu năm 2002, Sở Giao Dịch-VCB đã triển khai 30 máy rút tiền tự động ATM và tính đến hết năm 2006 Sở Giao dịch đã lắp đặt trên 300 máy tại khu vực Hà nội và các khu công nghiệp. Dịch vụ ngân hàng hiện đại này sẽ thay đổi cách trữ tiền mặt trong nhân dân, đảm bảo an toàn và tăng thời gian giao dịch. Khách hàng gửi tiền ở một nơi có thể rút tiền mặt ở bất cứ đâu có máy ATM, trong tương lai máy ATM sẽ mở rộng các dịch vụ mới như chuyển tiền cá nhân, nộp tiền vào tài khoản , thanh toán hóa đơn, nộp séc, mua chứng khoán, mua các dịch vụ nhỏ, quảng cáo, thông tin thương mại.Với những tính năng này, hệ thống rút tiền tự động ATM trở thành một điểm giao dịch tự phục vụ.
Với việc nâng cấp, đổi mới trang bị thêm các trang thiết bị kĩ thuật, nâng cao nghiệp vụ cùng với chính sách khách hàng hấp dẫn hơn trứơc, doanh số thanh toán và phát hành thẻ của VCB tăng lên rõ rệt và đặc biệt sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với năm 2006 khi Việt nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO.
Rủi ro trong sử dụng và thanh toán thẻ:
• Thẻ mất cắp thất lạc ( Lost-stolen Card )
Chủ thẻ bị mất cắp hoặc thất lạc thẻ và thẻ bị một người khác sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho NHPHT. Trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho chủ thẻ hoặc NHPHT.
VCB
• Rủi ro khi thanh toán hàng hoá dịch vụ bằng thẻ qua thư, qua điện thoại, hay qua Internet.
ĐVCNT cung cấp hàng hoá dịch vụ theo yêu cầu của chủ thẻ qua thư, điện thoại hay qua mạng trên cơ sở các thông tin về thẻ. Trong trường hợp chủ thẻ chính thức không phải là khách đặt mua hàng thì giao dich đó bị NHPHT từ chối thanh toán. Trường hợp này dễ gây rủi ro cho ĐVCNT và NHTTT.
• Rủi ro do in ra nhiều hóa đơn thanh toán của cùng một thẻ (Multiple imprints)
Khi thực hiện giao dịch, nhân viên của ĐVCNT đã cố tình in ra nhiều bộ hoá đơn thanh toán thẻ nhưng chỉ giao một bộ hoá đơn cho chủ thẻ ký để hoàn thành giao dịch. Sau đó nhân viên của ĐVCNT giả mạo chữ ký của chủ thẻ để nộp hóa đơn thanh toán cho NHTTT, gây rủi ro cho NHTTT.