Quan điểm nâng cao chất lợng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Bắc Giang giai đoạn 2005-2010 (Trang 44)

3.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nớc.

Quan điểm của Đảng và Nhà nớc Việt Nam về việc phát triển nguồn nhân lực : Đặt con ngời vào vị trí trung tâm, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng dân tộc; kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh té với phát triển văn hoá xã hội giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, coi phát triển kinh tế là cơ sở, là phơng tiện và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, vừa là động lực, vừa tạo sự ổn định về chính trị xã hội làm cơ sở cho việc tăng trởng kinh tế bền vững.

Cần quan niệm đúng đắn về vấn đề việc làm: Bộ Luật Lao động đã quy đinh: " Mọi hoạt động tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều đợc thừa nhận là việc làm". Với quy định nh vậy thì tất cả những ngời làm việc ở mọi thành phần kinh tế nếu có hoạt động không bị pháp luật ngăn cấm mà có thu nhập từ hoạt động kinh tế đó đều đợc coi là có việc làm. Từ quan điểm trên, bằng cơ chế và chính sách hợp lý Nhà nớc sẽ tạo môi trờng và các điều kiện thuận lợi để ngời lao động tự do làm ăn, tự tạo việc làm cho mình và cho ngời khác theo đúng quy định của pháp luật. Khắc phục đợc những t tởng và tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nớc.

Giải quyết việc làm không thể tách rời với phát triển kinh tế - xã hội. Cần tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phơng và có chính sách u đãi về tín dụng để các chủ đầu t, chủ doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều chỗ làm mới thu hút thêm lao động và có trách nhiệm với việc làm của ngời lao động. Trong giai đoạn hiện

nay giải quyết việc làm phải hớng chủ yếu vào địa bàn nông thôn là địa bàn chiến lợc tập trung hầu hết lao động xã hội, hớng khai thác tiềm năng đất đai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Quan điểm mới của Đảng và Nhà nớc ta là: cùng với Nhà nớc,mõi công dân, mõi gia đình, mỗi tổ chức đều có thể và đợc phép tạo mở việc làm, đợc làm việc trong các thành phần kinh tế (Nhà nớc, tập thể, t bản nhà nớc, t nhân, cá thể), bao hàm mọi hình thức tổ chức kinh doanh, từ các doanh nghiệp lớn đến các loại quy mô vừa và nhỏ, kinh tế họ gia đình, các hoạt động trong khu vực kinh tế phi kết cấu.

3.2 Định hớng phát triển nguồn nhân lực.

Sự phát triển nhanh và bền vững phải bao trùm mọi mặt về đời sống xã hội, trong đó kinh tế là trung tâm, tăng trởng kinh tế phải gắn với thực hiện công bằng xã hội, giữ gìn và cải thiện môi trờng, giữ vững, ổn định xã hội bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Phát triển xã hội công bằng vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển bền vững theo định hớng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ hội tơng đối đồng đều cho sự phát triển của mọi ngời, trớc hết là nâng cao dân trí giải quyết việc làm là yếu tố cơ bản để bảo đảm công bằng xã hội.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là một trọng điểm trong thập kỷ tới, phát triển nền nông nghiệp hàng hoá khai thác phát triển lợi thế về điều kiện sinh thái phù hợp với nhu cầu của thị trờng; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng quỹ sử dụng thời gian lao động và nâng cao chất lợng cuộc sống ở nông thôn.

Phát huy trí tuệ con ngời thông qua phát triển giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đuổi kịp trình độ tiên tiến của các nớc trong khu vực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và sự nghiệp đổi mới - hội nhập.

Đầu t phát triển bằng nguồn nội lực toàn xã hội và tranh thủ nguồn lực quốc tế, giải phóng phát huy mọi tiềm năng của dân, xoá bỏ mọi trở ngại và cổ vũ nhân dân đem hết khả năng về vốn, sức lao động và trí tuệ để làm giầu cho mình và cho đất nớc.

II/. Phơng hớng nâng cao chất lợng nguồn nhân lực. 1/ Phơng hớng chung.

Phát triển nguồn nhân lực gắn với tăng trởng việc làm, tiến tới toàn dụng lao động và thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động trong nông thôn; đa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; từng b- ớc rút dần lao động nông nghiệp sang phát triển ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong khu vực nông nghiệp nông thôn; phát triển mạnh và nâng cao chất lợng các ngành du lịch, dịch vụ; trong công nghiệp, vừa phát triển các ngành có khả năng sử dụng nhiều lao động, vừa phát triển các ngành sử dụng lao động có trình độ kỹ thuật cao, nhất là trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài.

Phát triển nguồn nhân lực thông qua việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp cho ngời lao động nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ phát triển nhảy vọt và xu thế toàn cầu hoá kinh tế.

Tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo, giảm bớt sự cách biệt thu nhập giữa các tầng lớp dân c. Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động xã hội, gắn lao động với đất đai, tài nguyên. Giải quyết việc làm tại chỗ bằng cách phát triển những lĩnh vực và ngành nghề mà tỉnh có tiềm năng. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh phong phú, đa dạng trong mối quan hệ đan xem giữa các thành phần kinh tế.

Tạo điều kiện cho những ngời lao động yếu thế có việc làm. Thực hiện đợc những nội dung cơ bản của chơng trình giải quyết việc làm tỉnh

Bắc Giang thời kỳ 2001-2010 đã đợc Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt; thực hiện hoàn thành mục tiêu tạo việc làm mới và chuyển dịch cơ cấu lao động, từng bớc nâng cao năng suất lao động, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho ngời lao động.

Thc hiện thắng lợi quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2000- 2010, đề án nâng cao năng lực dạy nghề tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2002 - 2010 đã đợc UBND tỉnh phê duyệt. Mở rộng quy mô đào tạo, đảm bảo chất lợng dạy nghề, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ một cách hợp lý, góp phần đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực theo ngành, theo vùng. Nâng cao hiệu quả đào tạo phải gắn với sử dụng lao động.

2/ Mục tiêu cụ thể.

Đào tạo nghề phải gắn chặt với giải quyết việc làm, đồng thời phải phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa phơng trên cơ sở phát huy thế mạnh sẵn có. Cụ thể nh sau:

Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến 2005 đạt 20%, 2010 đạt 30%, trong đó lao động qua đào tạo nghề năm 2005 đạt trên 10%, năm 2010 đạt 18%. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho 11.700 ngời.

Đến năm 2005 một số cụm huyện có trung tâm dạy nghề, đến năm 2010 mỗi huyện, thị xã có ít nhất một trung tâm dạy nghề đảm bảo nhu cầu học tập nâng cao trình độ của ngời dân.

Trong năm nay và năm 2005, sắp xếp việc làm cho 31.700 lao động mới, từ năm 2006 đến 2010 là 85.500 lao động, bình quân mỗi năm là 17.000 lao động.

Hạ tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 5,4% vào năm 2005, 4,5% vào năm 2010.

Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thên lên 82% năm 2005 và 89,5% năm 2010

Đến năm 2005, dự kiến lao động phân bố vào các ngành kinh tế quốc dân theo cơ cấu sau:

+Nông - lâm nghiệp là 630.420 ngời, chiếm 74% (toàn quốc là 50 - 56%).

+Công nghiệp và xây dựng là 85.270 ngời, chiếm 10% (toàn quốc là 20 - 21%).

+Dịch vụ là 136.420 ngời, chiếm 16% (toàn quốc là 23 - 24%). Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 20% (cả nớc là 30%).

Đến 2010, lao động trong ngành nông - lâm nghiệp là 580.820 ngời, chiếm 62%. Con số này tơng ứng ở ngành công nghiệp và xây dựng là 149.890 ngời chiếm 16%; ngành dịch vụ là 206.090 ngời, chiếm 22%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ lao đông qua đào tạo là 30%.

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hớng giảm dần tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ.

III/. Các giải pháp.

1/ Các giải pháp về giáo dục - đào tạo

Phát triển giáo dục và đào tạo, từng bớc nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật của ngời lao động, giúp họ thuận lợi trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật, kiến thức kinh doanh để tìm việc hoặc tự tạo việc làm. Thời kỳ tới tăng cờng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng hệ thống trờng lớp và đội ngũ giáo viên đảm bảo thực hiện mục tiêu của Ch- ơng trình phát triển giáo dục - đào tạo đã đề ra. Chú trọng vấn đề hớng nghiệp cho học sinh phổ thông nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức và việc làm, tránh tình trạng học sinh phổ thông có quan điểm nhất thiết phải thi vào các trờng đại học, cao đẳng trong khi cả nớc nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng còn thiếu nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề.

Tăng cờng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng hệ thống trờng lớp và đội ngũ giáo viên đảm bảo thực hiện mục tiêu của chơng trình phát triển giáo dục- đào tạo đã xây dựng.

Tổ chức đào tạo nghề cho ngời lao động. Đào tạo và đào tạo lại cho ngời lao động cha có việc làm nhằm hoàn thiện kỹ năng lao động cho ngời lao động để họ có thể tìm đợc việc làm hoặc tự tạo việc làm trong cơ chế thị trờng là một vấn đề cấp thiết hiện nay

Thực hiện quy hoạch đào tạo nghề của tỉnh thời kỳ 2001-2010, giai đoạn 2001 - 2005 mỗi năm bình quân đào tạo nghề cho 11.700 ngời; giai đoạn 2006 - 2010 bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 17.900 ng- ời. Để thực hiện quy hoạch đào tạo nghề cho lao động, những năm tới sẽ xây dựng, nâng cao năng lực đào tạo cho các cơ sở dạy nghề trong tỉnh. Tr- ớc mắt là Trung tâm dịch vụ việc làm và dạy nghề thuộc Sở Lao động - Th- ơng binh và Xã hội và Trờng Trung học Kỹ thuật Bắc Giang.

Thời kỳ 2001 - 2005 xây dựng 2 trung tâm dạy nghề

+ Trung tâm đặt tại huyện Yên Thế phục vụ nhu cầu đào tạo cho các huyện Yên thế, Tân Yên.

+ Một trung tâm đặt tại thị xã Bắc Giang phục vụ nhu cầu đào tạo của tỉnh và các vùng lân cận.

Thời kỳ 2006 - 2010 xây dựng thêm 8 trung tâm dạy nghề thuộc các huyện còn lại của tỉnh.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở của mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện mở các lớp học nghề theo nhu cầu của ngời lao động nh Trung tâm đào tạo của Sở Giao thông - Vận tải và Hội đồng liên minh các hợp tác xã tỉnh.

Về ngành nghề: Mở thêm một số ngành nghề đào tạo mới nh chế biến thuỷ sản, dệt, mộc dân dụng và công nghiệp bảo quản vật t hàng hoá, nấu

Ngoài vấn đề đào tạo nghề cho ngời lao động thì cấn nghiên cứu tổ chức các lớp đào tạo cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chủ hộ gia đình đang có khả năng và điều kiện phát triển về quản trị kinh doanh, hạch toán doanh nghiệp, tiếp thị...

Đối với lao động trong các doanh nghiệp thì cần phải tổ chức đào tạo lại tại doanh nghiệp để tăng cờng khả năng cập nhật những công nghệ mới.

Với các trờng dạy nghề thì quá trình đào tạo phải gắn với việc giải quyết việc làm, tức là đào tạo phải đảm bảo đầu ra cho học viên. Do đó, các trờng cần phải liên hệ với các doanh nghiệp, các khu công nghiệp để đảm bảo việc làm cho học viên.

2/ Các giải pháp giải quyết việc làm.

Tuyên chuyền quán triệt chơng trình giải quyết việc làm đào tạo nghề.

Phát triển kinh tế xã hội tạo mở việc làm. Thời kỳ 2001-2005, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của 6 chơng trình phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lân thứ XV, trong đó

* Về nông lâm - ng nghiệp.

Phấn đầu đến năm 2005 toàn tỉnh đạt 45.000 ha cây ăn quả để hàng năm có thể tạo thêm 700 - 800 nghìn ngày công lao động. Mỗi kỳ thu hoạch sẽ sử dụng gần 3 triệu ngày công lao động, tăng thời gian lao động cho khoảng 100.000 ngời.

Thực hiện có hiệu quả Chơng trình quốc gia trồng mới 5 triệu ha rừng và các dự án trồng rừng do nớc ngoài viện trợ nhằm phát huy tiềm năng về lâm nghiệp của tỉnh. Phấn đầu từ nay đến 2010 mỗi năm cần trồng mới khoảng 4.000 ha rừng để có thể sử dụng đợc hơn 1 triệu ngày công lao động/năm.

Chuyển đổi 1 vạn ha trồng lúa một vụ không ăn chắc chuyển sang trồng 4.200 ha cây ăn quả, 3.000 ha cây công nghiệp ngắn ngày, 2.800 ha

nuôi trồng thuỷ sản. Mở rộng và phát triển chăn nuôi, chú trọng chăn nuôi quy mô lớn, bình quân mỗi năm phấn đấu đàn lợn tăng 47.000 con, đàn bò tăng 3.800 con... tạo thêm việc làm cho ngời lao động nông thôn.

Hoàn thành các mục tiêu trên sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động cho ngời thiếu việc làm và tạo chỗ làm mới cho 2.980 lao động.

* Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Huy động các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng của tỉnh, đẩy nhanh tốc độ sản xuất theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong thời kỳ 2001 - 2005 triển khai các dự án đã đợc duyệt và đang đầu t hoặc chuẩn bị đầu t (công nghiệp quốc doanh Trung ơng 5 dự án, quốc doanh địa phơng 3 dự án, công nghiệp dân doanh 3 dự án và công nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài 2 dự án). Đồng thời xúc tiến xây dựng các dự án đầu t mới (công nghiệp quốc doanh Trung ơng 3 dự án, công nghiệp quốc doanh địa phơng 11 dự án, doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài 2 dự án). Hoàn thành quy hoạch chi tiết và tập trung nguồn vốn xây dựng khu công nghiệp Đình Trám giai đoạn I. Xây dựng các cụm công nghiệp cấp huyện, thị xã, phấn đầu mỗi huyện, thị có một cụm công nghiệp.

Quan tâm phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, nhất là việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nghề thủ công truyền thống phát triển, khôi phục nghề cũ, phát triển nghề mới, mở rộng làng nghề, cụm nghề, hộ nghề.... là lĩnh vực sản xuất cần ít vốn và sử dụng nhiều lao động phổ thông. Khuyến khích phát triển số hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Khuyến khích tạo điều kiện cho các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp t nhân sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thành lập và phát triển theo Luật doanh nghiệp mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thu hút bình quân 4.480 lao động mỗi năm và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động.

* Về thơng mại, dịch vụ.

Xúc tiến xây dựng 2 trung tâm thơng mại, cải tạo và xây dựng các điểm bán hàng theo hớng siêu thị, bán hàng tự chọn tại thị xã Bắc Giang. Xây mới 29 chợ (trong đó có 7 chợ trung tâm cụm xã đợc Trung ơng duyệt tại các huyện Yên Thế, Sơn Động, Lục Ngạn) giúp nhân dân giao lu hàng

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Bắc Giang giai đoạn 2005-2010 (Trang 44)