Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Bắc Giang giai đoạn 2005-2010 (Trang 47 - 48)

Đào tạo nghề phải gắn chặt với giải quyết việc làm, đồng thời phải phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa phơng trên cơ sở phát huy thế mạnh sẵn có. Cụ thể nh sau:

Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến 2005 đạt 20%, 2010 đạt 30%, trong đó lao động qua đào tạo nghề năm 2005 đạt trên 10%, năm 2010 đạt 18%. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho 11.700 ngời.

Đến năm 2005 một số cụm huyện có trung tâm dạy nghề, đến năm 2010 mỗi huyện, thị xã có ít nhất một trung tâm dạy nghề đảm bảo nhu cầu học tập nâng cao trình độ của ngời dân.

Trong năm nay và năm 2005, sắp xếp việc làm cho 31.700 lao động mới, từ năm 2006 đến 2010 là 85.500 lao động, bình quân mỗi năm là 17.000 lao động.

Hạ tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 5,4% vào năm 2005, 4,5% vào năm 2010.

Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thên lên 82% năm 2005 và 89,5% năm 2010

Đến năm 2005, dự kiến lao động phân bố vào các ngành kinh tế quốc dân theo cơ cấu sau:

+Nông - lâm nghiệp là 630.420 ngời, chiếm 74% (toàn quốc là 50 - 56%).

+Công nghiệp và xây dựng là 85.270 ngời, chiếm 10% (toàn quốc là 20 - 21%).

+Dịch vụ là 136.420 ngời, chiếm 16% (toàn quốc là 23 - 24%). Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 20% (cả nớc là 30%).

Đến 2010, lao động trong ngành nông - lâm nghiệp là 580.820 ngời, chiếm 62%. Con số này tơng ứng ở ngành công nghiệp và xây dựng là 149.890 ngời chiếm 16%; ngành dịch vụ là 206.090 ngời, chiếm 22%.

Tỷ lệ lao đông qua đào tạo là 30%.

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hớng giảm dần tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ.

III/. Các giải pháp.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Bắc Giang giai đoạn 2005-2010 (Trang 47 - 48)