Dệt may là một trong ba ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam. Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích phát triển ngành dệt may: ưu tiên các dự án đầu tư vào ngành dệt may, sử dụng các công cụ thuế hợp lý hơn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập máy móc để đảm bảo tính cạnh tranh về giá cho các sản phẩm trong nước, trang thiết bị, tập trung đầu tư hơn nữa cho ngành dệt và sản xuất nguyên phụ liệu may mặc,…
Nhà nước sớm nghiên cứu hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo “sân chơi” thực sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài, tạo điều kiện phát triển cho ngành dệt may.
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, để tạo cơ hội cho ngành dệt may phát triển công bằng, Việt Nam cần tích cực tham gia các vòng đàm phán liên quan đến ngành dệt may Nhà Nước cần tập trung đầu tư hơn nữa cho ngành dệt và sản xuất phụ liệu may mặc.
3.3. 2. Vấn đề đầu tư
Trong những năm qua, kim ngạch ngành dệt may liên tục tăng nhưng mới chỉ phát triển ở khâu gia công và chế biến sản phẩm chứ chưa phát triển nguồn nguyên vật liệu cho ngành nên hầu hết nguyên vật liệu của ngành là phải nhập khẩu.
Để phát triển ngành dệt may, Nhà nước cần có những biện pháp phát triển nguồn nguyên phụ liệu tại chỗ cho ngành: đầu tư phát triển cây bông và các nhà máy sản xuất xơ nhân tạo nhằm cung cấp nguyên vật liệu cho dệt may, cần sớm quy hoạch tổng thể vùng bông, đưa bông vào cơ cấu cây trồng nông nghiệp. Chỉ khi có nguồn nguyên vật liệu rẻ thì các doanh nghiệp mới có điều kiện hạ giá thành sản xuất, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, tiết kiệm ngoại tệ thay vì nhập khẩu nguyên liệu.
Bên cạnh đó, Nhà nước nên tăng cường cách chính sách ưu đãi về vốn để các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất.