- Công tác thẩm định dự án bảo lãnh làm sơ sài, thiếu cơ sở nghiên cứu, phân tích kinh tế cơ bản; ngoài ra ngân hàng thương mại quố c doanh
2.6.2. Thị trường kinh doanh ngoại tệ Việt nam
Hiện nay, thành phần tham gia thị trường ngoại tệ của Việt nam có 3 thành phần sau:
Các ngân hàng thương mại chủ yếu là các ngân hàng thương mại quốc doanh).
Các ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường với hai tư cách: một là tư cách kinh doanh bằng nguồn vốn của mình để kiếm lợi nhuận kinh doanh và hai là phục vụ theo yêu cầu của khách hàng để thu hoa hồng.
Các ngân hàng thương mại quốc doanh đóng vai trò kiến tạo chủ yếu trên thị trường ngoại tệ, còn các ngân hàng khác hoặc các chi nhánh thường chủ yếu làm dịch vụ cho khách hàng.
Trong giai đoạn hiện nay khi mà cung cầu ngoại tệ đang mất cân đối nghiêm trọng thì hầu như các ngân hàng thương mại Việt nam trong nước ít có giao dịch mua bán với nhau mà chủ yếu là giao dịch với khách hàng. Các
giải pháp của các ngân hàng thương mại Việt nam hiện nay là mua bán ngoại tệ sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế để khai thác mọi nguồn ngoại tệ đáp
ứng cho khách hàng. Do vậy hoạt động kinh doanh ngoại tệ hiện nay chủ yếu là các ngân hàng thương mại và khách hàng kinh doanh xuất- nhập khẩu.
Các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp ở Việt nam thường chỉ có quan hệ giao dịch ngoại tệ
liên quan đến các nghĩa vụ về thương mại (thanh toán xuất nhập khẩu)
Ngân hàng trung ương (Ngân hàng nhà nước).
Ngân hàng trung ương tham gia vào thị trường ngoại tệ cũng với hai tư
cách : một là, mua và bán ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu của các cơ quan chính phủ và hai là, tham gia thị trường ngoại tệ để góp phần quản lý thị trường.
Hiện tại, các Ngân hàng thương mại quốc doanh thực hiện tất cả các nghiệp vụ giao dịch hối đoái đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép như: mua bán giao ngay (Spot), mua bán có kỳ hạn (Forward) và hoán đổi (Swap), song nghiệp vụ mua bán giao ngay là chủ yếu.
Huy động vốn ngoại tệ
Vốn ngoại tệ của các ngân hàng thương mại chủ yếu huy động từ khách hàng thông qua hoạt động liên quan đến tài khoản và giao dịch tài khoản hoặc thông qua uỷ thác đầu tư. Một cách khác để huy động vốn ngoại tệ là đi vay. Nói chung ở Việt nam có các nguồn huy động vốn ngoại tệ sau
♦ Vay NHNN và các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước ♦ Vay các tổ chức kinh tế , tài chính tín dụng quốc tế
♦ Vay các NHTM nước ngoài
♦ Vay thông qua các hình thức chứng chỉđảm bảo như L/C trả chậm, bảo lãnh
Chúng ta hãy nghiên cứu tình hình huy động vốn ngoại tệ của ngân hàng ĐT&PT Việt nam làm ví dụ :
Nguồn: Tạp chí ngân hàng số 7 năm 2002