Bao thanh toán (Factoring)

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng quốc tế – giải pháp hoàn thiện và phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh việt nam (Trang 35 - 36)

2 .Tiến hành kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng quốc tế Tín dụng quốc tế

2.5 Bao thanh toán (Factoring)

Nghiệp vụ này phát sinh đầu tiên ở Mỹ vào khoảng năm 1890 dưới tên gọi Factoring là một hình thức tài chính “tài khoản thu- tài khoản mở để hạch toán số tiền nhận được do bán hàng hoá, dịch vụ”. Nhà xuất khẩu có thể gia hạn nợ cho nhà nhập khẩu và vì vậy họ thiếu vốn lưu động. Để bổ sung vốn lưu động này, nhà xuất khẩu có thể bán “ tài khoản thu” cho ngân hàng thực hiện nghiệp vụ Factoring. Vai trò cơ bản của ngân hàng (Factor) là mua “tài khoản thu” để nhận một tỷ lệ phần trăm giá trị của nó.

Để thực hiện được nghiệp vụ Factoring, ngân hàng phải quản lý việc thu nợ, quản lý sổ cái bán hàng của nhà xuất khẩu ở nước ngoài, thực hiện các thủ tục thanh toán, chịu rủi ro...

Rủi ro chủ yếu trong nghiệp vụ Factoring rủi ro thương mại, vì vậy ngân hàng phải tiến hành đánh giá khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu.

Trong nghiệp vụ Factoring quốc tế, ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này thông qua rất nhiều ngân hàng quốc tế.

Giá cả dịch vụ Factoring có khuynh hướng cao vì phí của nó tuỳ thuộc vào các dịch vụ được cung cấp. Phí dịch vụ Factoring vào khoảng 3% đến 4% giá trị nợ cộng thêm các chi phí tài chính.

Nghiệp vụ bao thanh toán gần giống nghiệp vu chiết khấu thương phiếu, nhưng có điểm khác sau:

- Các khoản nợđược mua là các khoản nợ có hoá đơn (mua hoá đơn) - Hợp đồng uỷ nhiệm thu là hợp đồng không được truy đòi

- Ngân hàng thường giữ lại nhiều đề phòng hàng hoá bị trả lại - Phí cao hơn vì nghiệp vụ bao thanh toán có rủi ro cao hơn

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng quốc tế – giải pháp hoàn thiện và phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh việt nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)