Dịch vụ thẻ tín dụng của các NHTMQD Việt nam

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng quốc tế – giải pháp hoàn thiện và phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh việt nam (Trang 48 - 50)

II. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ Ở CÁC NGÂN HÀNG TMQD VIỆT NAM

1.2.Dịch vụ thẻ tín dụng của các NHTMQD Việt nam

1. Cung ứng các dịch vụ ngân hàng quốc tế Dịch vụ ngân hàng đại lý

1.2.Dịch vụ thẻ tín dụng của các NHTMQD Việt nam

Trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng đầu tiên ở Việt nam thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế vào đầu năm 1990. Trong giai đoạn đầu, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chỉ đóng vai trò là ngân hàng đại lý thanh toán cho các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài. Năm 1993, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã phát hành thẻ VietcombankCard, thẻ này được dùng để

thanh toán trong nước. Đến tháng 4 năm 1995, Ngân hàng ngoại thương Việt nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ MasterCard. Đến tháng 8 năm 1996, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế VISA. Ngày 26/4/1996, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam làm lễ ra mắt Thẻ tín dụng quốc tế (Vietcombank Master Card) tại Thủ đô Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Ngày 2/4/2002 Ngân hàng Ngoại thương Việt nam đã ký kết hợp đồng đại lý chấp nhận thanh toán thẻ Diners Club International và trở thành ngân hàng duy nhất ở Việt nam thanh toán cả 5 loại thẻ tín dụng quốc tế thông dụng nhất trên thế giới là Visa, Mastercard, Amex, JBC, Diner Club. Ngày 15/7/2002 Vietcombank ký hợp đồng với Amex trở

thành ngân hàng độc quyền kinh doanh phát hành và thanh toán thẻ Amex ở

Việt nam, không có một ngân hàng nội địa, nước ngoài nào được quyền kinh doanh loại thẻ này ở Việt nam. Trước đó Vietcombank đã phát hành thẻ

VISA/Mastercard theo hai hạng

Thẻ vàng : hạn mức từ 50 triệu VND tới 90 triệu VND Thẻ bạc : hạn mức từ 10 triệu VND tới 50 triệu VND

Tính đến cuối năm 2000, Ngân hàng ngoại thương đã phát hành được hơn 8500 thẻ VISA và Mastercard. Thẻ được phát hành chủ yếu là thẻ vàng, chiếm trên 70 %. Trong năm 2000, doanh số sử dụng thẻ tín dụng của Ngân

hàng ngoại thương đạt khoảng 75 triệu USD chiếm khoảng 40% thị phần thị

trường thẻ tín dụng Việt nam, năm 2001 doanh số thanh toán thẻ tăng 21%,

đạt 86,5 triệu USD. Trong đó, doanh số sử dụng thẻ ở nước ngoài chiếm 70%, chủ yếu là để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ.

Tuy thanh toán thẻ tín dụng quốc tế mới phát triển mấy năm gần đây và tỏ ra ngày càng phát triển mạnh nhưng đã xuất hiện nhiều rủi ro, đặc biệt là nạn sử dụng thẻ gian lận, giả mạo gây thiệt hại cho các NHTM.

Tình hình thanh toán thẻ tín dụng Visa và Mastercard giả mạo, gian lận tại Việt nam

Đơn vị: USD Năm 1997 1998 1999 2000 Thẻ Mastercard 36.204 45.249 98.490 199.530 Thẻ Visa 50.150 81.611 214.463 254.387 Tổng cộng: 86.354 126.860 312.953 453.917 ( Nguồn: Tạp chí ngân hàng số 10 năm 2001 )

Tính đến năm 2002 Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng đầu tư mạnh nhất và thành công nhất với dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, trong khi

đó các ngân hàng thương mại quốc doanh khác mới nghiên cứu, phát triển và phần lớn là đầu tư vào ATM phục vụ trong nước là chủ yếu.

Nguyên nhân khách quan hạn chế sự phát triển hoạt động thanh toán và phát hành thẻ tín dụng:

Tập quán quen sử dụng tiền mặt, chưa quen sử dụng tài khoản, chưa quen sử dụng các phương tiện thanh toán qua ngân hàng đã có tư lâu đời.

Đây là một trở ngại lớn mà các ngân hàng cần đầu tư nhiều vào Marketing để

thuyết phục người dân.

Nguồn thu nhập cá nhân không ổn định, có quá ít tài khoản cá nhân ở

ngân hàng nên ngân hàng thiếu căn cứ phát hành thẻ.

Mạng lưới máy đọc thẻ, máy rút tiền còn quá ít, tính phức tạp trong cơ

chế quản lý ngoại hối của nước ta là trở ngại đối với người sử dụng thẻ.

Theo một số chuyên gia ngân hàng nhận xét, các ngân hàng thương mại quốc doanh chưa quan tâm đến việc phát triển dịch vụ thẻ tín dụng là vì một số nguyên nhân sau:

Hiệu quả hoạt động kinh doanh phát hành thẻ tín dụng của các ngân hàng đã triển khai trước đạt hiệu quả không cao.

Rủi ro đối với hoạt động phát hành thẻ là rất cao, trong khi cơ sở pháp lý đối với hoạt động này vẫn chưa đầy đủ và hoàn thiện.

Dịch vụ thẻ tín dụng chủ yếu vẫn dựa vào lượng doanh nhân và du khách quốc tế vào Việt nam.

Một phần của tài liệu Dịch vụ ngân hàng quốc tế – giải pháp hoàn thiện và phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh việt nam (Trang 48 - 50)