Theo tính chất công việc

Một phần của tài liệu Quản trị hệ thống Siêu thị tại Chi nhánh Cty XNK Intimex Hải Phòng, thực trạng và Giải pháp hoàn thiện (Trang 49 - 54)

III. Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của công tyAirimex trong lĩnh vực nhập khẩu các trang thiết bị phục vụ ngành hàng không

2. Theo tính chất công việc

a.Lao động gián tiếp -Đội ngũ lãnh đạo -Phục vụ quản lý -Chuyên viên -Lao động bổ sung b.Lao động trực tiếp 122 22 10 78 12 8 93,8 16,9 7,7 60 9,2 6,2

Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư, lao động và tiền lương-công tyAirimex

Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty hiện nay là 130 người. Lao động gián tiếp là 122 người, chiếm 93,85%; lao động trực tiếp chỉ có 8 người chiếm 6,15% trong tổng số lao động. Đội ngũ nhân viên hầu hết còn trẻ, nhiệt tình trong công việc và phần lớn đã tốt nghiệp đại học. Đội ngũ lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỉ trọng hơn 65%. Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Đặc biệt những nhân vật chủ chốt, đội ngũ cán bộ lãnh đạo đều có trình độ đại học và trên đại học, có trình độ ngoại ngữ tốt, giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn vững vàng, khá am hiểu về thị trường hàng không Việt Nam và thế giới và gắn bó với công ty. Công ty đã có một đội ngũ các chuyên gia trong lĩnh vực ngoại thương và các chuyên gia kỹ thuật. Với đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao, tác phong làm việc, tính kỹ luật và ý thức trách nhiệm tốt, về cơ bản đã đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ kinh doanh của công ty, có lợi thế trong việc tạo ra giá trị gia tăng của dịch vụ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Tuy nhiên, so với quy mô hoạt động của công ty thì đội ngũ nhân viên của công ty còn ít. Hợp đồng ngày càng nhiều dẫn đến việc xử lí không kịp và dẫn đến sơ xuất. Hơn nữa, công ty chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhân viên công tác lâu năm khi các cơ chế, chính sách, phương thức, luật của ta đã được sửa đổi cho gọn nhẹ và phù hợp với thông lệ chung quốc tế trong mua bán hàng hóa quốc tế.

d. Phân tích chức năng marketing

Hoạt động marketing vẫn chưa được công ty quan tâm đầu tư đúng mức, công ty không có một bộ phận chyên trách về hoạt động marketing mà hoạt động marketing được thực hiện phân tán ở các phòng ban.. Công ty chưa có bộ phận

nghiên cứu, tìm kiếm và mở rộng thị trường, chưa tích cực, chủ động trong nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng. Các phòng nghiệp vụ và phòng kinh doanh đảm nhận công việc nghiên cứu thị trường. Đồng thời, các phòng này đảm nhận nhiều nhiệm vụ chức năng khác nên việc nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin thiếu đồng bộ và không chuyên sâu, hiệu quả không cao. Hầu hết các nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là do khách hàng tìm đến công ty chứ không xuất phát từ việc công ty chủ động tìm kiếm khách hàng trong kinh doanh, điều này tuy khẳng định uy tín của công ty trên thương trường nhưng lại tương đối thụ động.

Về thị trường bán trong lĩnh vực hàng không, công ty căn cứ dựa trên sự kết hợp thị trường của ngành hàng không Việt Nam, các kế hoạch của ngành hàng không Việt Nam, của Tổng công ty Hàng không Việt Nam và các đơn vị thành viên , các hãng hàng không trong nước, dựa vào kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của công ty qua các năm, các thời kì; phân tích, đánh giá và nắm bắt nhu cầu khách hàng để dự báo cầu nhập khẩu hàng hóa thuộc ngành hàng không của công ty. Thị trường ngoài ngành hàng không của công ty cũng khá rộng nhưng theo ban lãnh đạo của công ty thì thị trường quan trọng nhất vẫn là thị trường Hàng không và phải khẳng định được uy tín, thương hiệu của công ty trên lĩnh vực này.

Về nghiên cứu thị trường nước ngoài: Nghiên cứu thị trường nước ngoài của công ty trong ngành hàng không là thu thập các dữ liệu, thông tin về các nhà cung cấp, về các loại hàng hóa nhập khẩu. Công ty có văn phòng đại diện tại Liên Bang Nga, phụ trách công việc tìm hiểu thị trường quốc tế, kí kết hợp đồng. Đồng thời, công ty tham khảo, tìm kiếm thông tin về các nhà cung cấp qua các nguồn tài liệu: quảng cáo trực tiếp của các hãng gửi cho công ty qua các

catalogue, đơn chào hàng…; quảng cáo của các hãng trên các tạp chí chuyên ngành, trên các phương tiện thông tin; tài liệu từ các hội chợ thương mại và triển lãm chuyên ngành; các phòng, tổ chức thương mại; các khách hàng cũ, lâu năm, truyền thống; các nguồn thông tin tin cậy khác.

Về phân phối, với chức năng hoạt động trong phạm vi cả nước, công ty Airimex có nhiệm vụ nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng cho ngành hàng không Việt Nam. Hiện công ty đã có một chi nhánh phía Nam. Nhưng chi nhánh này vẫn chưa có quyền tiến hành các thủ tục hải quan với tư cách là một pháp nhân độc lập mà mọi giấy tờ, văn bản chính phải được sự ủy quyền của trụ sở chính Airimex tại Hà Nội. Hiện công ty đang cố gắng hoàn thành thủ tục, khắc phục vấn đê này. Kênh phân phối mà công ty đang áp dụng là kênh phân phối trực tiếp. Kênh phân phối này tiết kiệm được chi phí trung gian, đồng thời tiếp cận trực tiếp với khách hàng. Điều này giúp công ty tranh thủ được ý kiến đóng góp của khách hàng về hàng hóa cung ứng .

Trong hoạt động quảng cáo, hiện nay công ty mới chỉ giới hạn quảng cáo trong các tạp chí chuyên ngành hàng không, theo một mẫu cố định với nội dung hoàn toàn giống nhau. Với nội dung quảng cáo đơn điệu, nghèo nàn, ít thay đổi, phạm vi quảng cáo nhỏ, công ty khó có thể truyền tin đến đối tượng nhận tin, đến khách hàng tương lai như mong muốn. Do đó, hiệu quả của hoạt động quảng cáo không cao.

e. Phân tích tài chính

Bảng 7: Cơ cấu vốn của công ty Airimex giai đoạn 2003-2007

Đơn vị: 1000VND Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng vốn kinh doanh 23.154.637 26.435.75 8 28.706.70 0 31.339.77 4 37.607.730 Vốn cố định 4.630.927 5.482.777 5.447.583 6.136.328 7.363.590 Vốn lưu động 18.523.710 20.952.98 1 23.254.11 7 25.203.44 6 30.244.140

Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư, lao động và tiền lương-công tyAirimex

Bảng8: Hiệu quả sử dụng vốn của công ty Airimex giai đoạn 2002-2007

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 TVKD (1000đ) 23.154.63 7 26.435.75 8 28.706.70 0 31.339.77 4 37.607.730 LNTT (1000đ) 833.950 909.006 1.074.525 2.054.139 2.567.674 Tốc độ tăng trưởng TVKD 0,1% 14,2% 8,6% 9,2% 20% LNTT/TVKD 0.036 0.034 0.037 0.066 0.068

Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư, lao động và tiền lương-công tyAirimex

Trước đây, khi công ty Airimex còn là doanh nghiệp Nhà nước thì phần lớn vốn của công ty là vốn được Nhà nước đầu tư. Nhưng sau khi cổ phần hóa

thì nguồn vốn của công ty bao gồm vốn tự có, vốn vay và vốn từ ngân sách Nhà nước. Để mở rộng hoạt động kinh doanh với nhiều ngành nghề đa dạng như hiện nay, vốn của công ty chủ yếu là vốn tự bổ sung và vốn vay. Quy mô vốn kinh doanh của công ty tăng lên hàng năm. Trong những năm đầu mới thành lập, nguồn vốn của công ty chỉ hơn 11 tỉ, sau 18 năm hoạt động, nguồn vốn hiện nay của công ty tăng lên hơn 37 tỉ (tăng hơn 3 lần). Cả vốn cố định và vốn lưu động đều tăng. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh trong những năm gần đây đều tăng, năm 2005 là 8,6%; năm 2006 là 9,2% và năm 2007 là 20%. Tuy nhiên thực trạng của công ty hiện nay vẫn là thiếu vốn kinh doanh.

Tỉ lệ lợi nhuận trước thuế/vốn kinh doanh tăng qua các năm. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty sau khi cổ phần hóa cũng tăng lên đáng kể.Từ năm 2003 đến năm 2005, tỉ lệ này chỉ xoay quanh 0,035. Nhưng sang năm 2006 và năm 2007, tỉ lệ này là 0,066 và 0,068. Tuy nhiên tỉ lệ này vẫn còn thấp.

Một phần của tài liệu Quản trị hệ thống Siêu thị tại Chi nhánh Cty XNK Intimex Hải Phòng, thực trạng và Giải pháp hoàn thiện (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w