Các chiến lược được lựa chọn ở trên gộp thành phương án chiến lược “ hướng tới thị trường”. Khi xác định đúng ngành hàng, loại sản phẩm, thị trường, quy mô vốn và công nghệ…thì từ đó có thể chia phương án chiến lược “ hướng tới thị trường” tiêu thụ theo từng giai đoạn khác nhau như phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, phát triển thị trường. Trên cơ sở đó thứ tự ưu tiên các phương án hoạt động cũng khác nhau.
Mỗi phương án chiến lược kinh doanh được lựa chọn trên cơ sở phân tích đánh gía từng phương án, để lựa chọn được một phương án hiệu quả nhất. Hiệu quả thông thường được xem xét trên cơ sở so sánh giữa kết quả với mục tiêu đặt ra của phưong án đó.
Hiệu quả của một phương án phải được lượng hoá thông qua việc đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu với lợi nhuận cao nhất. Để đạt được lợi nhuận tối đa, các phương án hành động phải đảm bảo chi phí thấp nhất, doanh thu cao nhất, chất lượng phục vụ tốt nhất, đặc biệt là sự ổn định về kết quả kinh doanh hay mức phát triển của doanh nghiệp. Song mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận thường đi kèm với nó là rủi ro cao và mạo hiểm lớn.
Chỉ tiêu cơ bản trong phân tích đánh giá lựa chọn phưong án chiến lược chính là lợi nhuận ổn định và tăng trưởng. Đối với mỗi một doanh nghiệp thông thường
mục tiêu lợi nhuận cao và ổn định luôn là mục tiêu bao trùm, nhưng đối với doanh nghiệp thì mục tiêu lợi nhuận chưa phản ánh đầy đủ lợi ích. Bởi cái mà xã hội quan tâm hơn cả, đó là toàn bộ giá trị gia tăng mà doanh nghiệp tạo ra như tiền lương, lợi tức lãi vay, thuế, ngoại hối…đây chính là hiệu quả gián tiếp mà doanh nghiệp tạo ra cho xã hội. Do đó trong phân tích lựa chọn phương án cần kết hợp hài hoà giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của xã hội, nhằm tạo động lực cho sự phát triển chung của xã hội.
Để đạt được mục tiêu đề ra thì có rất nhiều các phương án khác nhau, tuy nhiên nguồn lực là có hạn vì vậy phải lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất để tiến hành, hoặc sắp sếp chúng theo một trật tự ưu tiên thực hiện nhất định. Việc so sánh lựa chọn phương án kinh doanh được tiến hành thông qua các tiêu chuẩn khác nhau. Tiêu chuẩn sẽ cho biết sự sai lệch giữa kết quả và mục tiêu mong muốn. Việc lựa chọn các tiêu chuẩn đánh giá khác nhau sẽ ảnh hưởng đến kết quả đánh giá của phương án là khác nhau.
Đối với các phương án quy mô không đáng kể thì có thể các chỉ tiêu kinh tế tài chính để làm cac tiêu chuẩn so sánh lựa chọn phương án: giá trị gia tăng, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, chi phí, doanh thu, thị phần, mức độ an toàn của phương án…
Ngoài ra cũng cần quan tâm đến các tiêu chuẩn ánh hiệu quả kinh tế xã hội của các phương án như: mức độ tạo công ăn việc làm, mức độ tác đông đến phân phối thu nhập, thu ngoại tệ…và các tiêu chuẩn này cần được xem xét cả về mặt định lượng và định tính.
Vấn đề đặt ra sau khi xác định được những khả năng khác nhau có thể cho phép triệt tiêu các sai lệch so với kế hoạch, là phải lựa chọn một giải pháp để thực thi. Thông thường có các bước sau:
B1: Xây dựng phưong án phải xác định được kết quả ( hiệu quả ) của việc thực hiện từng khả năng là như thế nào? Chẳng hạn việc thực hiện một hợp đồng mua bán thì nó sẽ đem lại doach thu, chi phí là bao nhiêu? Có lãi không và lãi là bao nhiêu?
Phương án đưa ra có khả thi không? Mặt hàng chiến lược mà mình kinh doanh là gì? thị phần ra sao?...
B2: Tiến hành so sánh các chỉ tiêu của từng phương án bằng cách: làm nổi bật sự khác biệt, gạt tất cả sự đồng nhất ra khỏi quá trình phân tích, đồng thời quy về đơn vị giá trị để dễ so sánh, cân nhắc các điều kiện về nhân tài, vật lực và thời gian để thực hiện từng phương án. Để đơn giản hoá có thể chỉ so sánh các điều kiện quan trọng nhất mà chúng ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của dự án.