Vai trò của tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank (Trang 26 - 28)

1.1.5.Nhân tố xác định quy mô và tính đa dạng tín dụng ngân hàng

1.1.7. Vai trò của tín dụng ngân hàng

+)Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn cho sản xuất

Trong nền kinh tế quốc dân luôn có những nguồn vốn tạm thời chưa được sử dụng bao gồm:

Vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế từ các quỹ lương, quỹ khấu hao, quỹ phúc lợi, Vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư. Tín dụng ngân hàng đã động viên tập trung các nguồn vốn đó về một mối thông qua hoạt động huy động vốn. Trên cơ sở đó, nguồn vốn sẽ được ngân hàng sử dụng thông qua các nghiệp vụ sử dụng vốn của mình nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, tránh tình trạng vốn chết, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

+) Tín dụng ngân hàng góp phần vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn, làm tăng tốc độ chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế tạo cơ chế phân phối vốn một cách có hiệu quả.

Việc tạm thời thiếu vốn để dự trữ hàng hoá, để mở rộng sản xuất thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp. Trong trường hợp thiếu vốn phục vụ quá trình sản

xuất, doanh nghiệp phải đi vay vốn ngân hàng. Như vậy, tín dụng ngân hàng đã góp phần điều hoà vốn trong toàn bộ nên kinh tế, tạo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục.

Thông qua cơ chế sàng lọc, giám sát Ngân hàng thương mại sẽ chỉ cho vay các dự án có tính khả thi cao, khả năng thu hồi vốn lớn. Điều này tạo nên một cơ chế phân phối vốn hiệu quả.

+) Tín dụng ngân hàng góp phần kiểm soát và giám đốc bằng đồng tiền đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Các chủ thể kinh tế khi vay vốn ngân hàng đều phải cam kết thực hiện các điều kiện mà ngân hàng đưa ra nhằm đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, trả nợ đúng hạn. Ngân hàng thường xuyên giám sát quá trình sử dụng vốn vay. Nếu không thực hiện đúng cam kết thì ngân hàng sẽ phải dùng đến các biện pháp chế tài tín dụng. Do đó, các chủ thể kinh tế đều phải tìm mọi biện pháp để tăng hiệu quả sử dụng vốn như đẩy nhanh vòng quay vốn, tăng năng suất, giảm giá thành vừa để nhanh chóng tiêu thụ sản phẩm để hoàn vốn cho ngân hàng,vừa để thu lợi nhuận, vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn vay được nâng cao.

+) Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của mình, các ngân hàng đã huy động và tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi, đồng thời đã rút ra khỏi lưu thông một bộ phận tiền tệ không cần thiết (không cân đối với quan hệ tiền-hàng, gây lạm phát nền kinh tế). Mặt khác, dựa vào quy luật của lưu thông tiền tệ trong quá trình cân đối nguồn vốn tín dụng với nhu cầu vay vốn, NHNN thực hiện đưa tiền vào lưu thông. Do đó, sự vận động của vốn tín dụng dựa trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế để tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ.

+) Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực đối với việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế.

Hoạt động tín dụng ngân hàng là tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi quy về một mối để cho các thành phần kinh tế vay. Tuy nhiên, việc cấp tín dụng không phải trải đều cho các chủ thể có nhu cầu mà phải tập trung vào những chủ thể kinh tế có triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực kinh tế cần được ưu tiên vì chính những ngành kinh tế đó sẽ thúc đẩy ngành kinh tế khác phát triển, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

+) Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế.

Trước xu thế quốc tế hoá, sự giao lưu kinh tế giữa các nước luôn được đặt ra. Trong nền kinh tế mở thì các doanh nghiệp không chỉ có quan hệ mua bán với các thành phần khác trong nền kinh tế mà còn có những quan hệ xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp nước ngoài. Ngân hàng thương mại có thể thúc đẩy mối quan hệ này thông qua hình thức bảo lãnh, cho vay v.v..đối với các doanh nghiệp. Từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên trường quốc tế.

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho phần lớn các ngân hàng. Tuy nhiên, vì được thực hiện dưới hình thức tiền tệ, không bị giới hạn bởi chiều vận động nên tín dụng ngân hàng dễ gặp rủi ro: bị khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, dẫn đến thất thoát vốn. Trong trường hợp vốn vay khách hàng không trả được vượt quá khả năng chống đỡ của ngân hàng thì sẽ dẫn đến sự phá sản của ngân hàng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế xã hội. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng hay quản lý luôn là yêu cầu cấp thiết với mỗi NHTM.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w