3.2.6.Nâng cao vai trò của kiểm tra, kiểm soát nội bộ
3.3.2. Kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan
• Chính phủ:
Với tư cách là người tạo lập ra môi trường kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán, có định hướng lâu dài nhằm tạo môi trường kinh tế ổn định. Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng, đặc biệt là các quy định liên quan đến việc xử lý tài sản đảm bảo, tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ.
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành
Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các ngân hàng thương mại còn gặp nhiều khó khăn vì việc tiếp cận thông tin giúp cho việc đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng vẫn còn nhiều hạn chế và hầu như là không có vì vậy cần phải xây dựng chỉ tiêu trung bình của các ngành kinh tế. Đây là cơ sở quan trọng trong việc xem xét, đánh giá khách hàng trên cơ sở so sánh với trung bình ngành qua đó giúp các ngân hàng thương mại có quyết định đúng đắn trong hoạt động tín dụng.
- Tăng cường giám sát nội bộ và kiểm toán đối với doanh nghiệp
Chuẩn bị cho quá trình hội nhập tài chính quốc tế và khu vực các doanh nghiệp cần phải tuân thủ chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tài chính kế toán. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường vai trò và hoạt động kiểm toán, giám sát nội bộ. Các công ty không chỉ dừng lại ở việc cung cấp đơn thuần dịch vụ kiểm toán mà cần tư vấn cho các doanh nghiệp về mặt tài chính kế toán và giải pháp pháp lý góp phần lành mạnh hóa hoạt động của doanh nghiệp. Nhà nước còng cần sớm ban hành quy định kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng có nguồn thông tin đáng tin cậy trong việc đưa ra quyết định cho vay hợp lý.
• Kiến nghị với các cơ quan chức năng:
Bộ tài nguyên môi trường và Bộ tư pháp cần triển khai tốt các hoạt động liên quan đến đăng ký giao dịch bảo đảm, đưa hệ thống này lên mạng để các ngân hàng có thể truy cập dễ dàng. Việc làm này sẽ giúp các NHTM tìm hiểu được tình hình
đảm bảo tiền vay của khách hàng, tìm hiểu các thông tin liên quan về tình hình vay nợ và việc sử dụng tài sản đảm bảo của khách hàng. Bộ tài nguyên môi trường cần đẩy nhanh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà để việc nhận tài sản đảm bảo của ngân hàng được an toàn và thuận lợi. Ngoài ra, Bộ tài nguyên môi trường và Bộ tư pháp cũng nên quy định và yêu cầu các cán bộ của mình tuân thủ thời gian tối đa để giải quyết hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm của các NHTM, tránh việc xử lý, tác nghiệp của cán bộ thụ lý hồ sơ quá lâu như hiện nay.
Bộ kế hoạch và đầu tư, UBND các tỉnh và thành phố cần tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động theo đúng chức năng, ngành nghề, quy mô đã đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư. Cần thu hồi có thời hạn hoặc vĩnh viễn giấy phép đăng ký kinh doanh với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh như buôn lậu, làm hàng giả, trốn thuế.
Bộ tài chính, Tổng cục thuế cần có biện pháp phù hợp về kinh tế, hành chính buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh về kế toán thống kê, thực hiện kiểm toán hàng năm với các doanh nghiệp nhằm giúp ngân hàng có thể xác định chính xác năng lực tài chính của các đơn vị vay vốn. Bộ tài chính cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động mua bán nợ, đòi nợ để ngân hàng dễ dàng xử lý các khoản nợ khó đòi.
KẾT LUẬN
Cho đến nay, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động sử dụng vốn quan trọng nhất của NHTM Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng luôn là vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết được quan tâm và được đặt lên hàng đầu của các Ngân hàng Thương mại. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội, bài viết của em đã hoàn thành.Với khả năng và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, bài viết chắc hẳn còn có nhiều thiếu sót. Em kính mong được sự quan tâm và đóng góp những ý kiến quý báu của cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.