Giám đốc chi nhánh: thẩm quyền xét duyệt cho vay đối với mỗi chi nhánh khác

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank (Trang 81 - 85)

nhau tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng địa bàn và năng lực thực tế của từng chi nhánh và năng lực quản lý. Các khoản cho vay nằm trong giới hạn tín dụng đó được duyệt. Giám Đốc chi nhánh được quyền chủ động quyết định. Đối với các khoản cho vay ngoài tầm quyết định Giám Đốc chi nhánh phải trình Tổng giám đốc phê duyệt.

+) Tổng giám đốc: Các khoản thuộc hội sở chính hoặc do chi nhánh gửi lên được chia làm ba cấp: do phó tổng giám đốc phụ trách tín dụng xem xét và quyết định, tổng giám đốc quyết định và hội đồng tín dụng trung ương quyết định.

2.3.2.3. Về quy trình tín dụng

Habubank đó có quyết định số 391/2006/HBB-QĐ ngày 27/4/2006 của chủ tịch hội đồng quản trị về quy trình tín dụng với mục tiêu:

- Hệ thống húa cụ thể các form biểu mẫu Ngân hàng dang ỏp dụng tại các chi nhánh để sử dụng một biểu mẫu thông nhất.

- Hướng dẫn cán bộ, đặc biệt là cán bộ mới các bước trình tự thực hiện một khoản vay từ khi Khách hàng hàng có nhu cầu đến khi khoản vay được thu hồi.

- Xác định các công việc phải làm và các bộ phận có thể tham gia trong việc xử lý một khoản vay.

- Giỳp quá trình cho vay diễn ra một cách thống nhất, khoa học, hạn chế phòng ngừa rủi ro và không ngừng nõng cao chất lượng tín dụng.

- Đáp ứng tốt nhất nhu cầu hợp lý của khách hàng trong mối quan hệ với Ngân hàng. Với mục tiêu trên, quy trình tín dụng đó quy định chi tiết và cụ thể về:

- Các bước để thực hiện một khoản vay (thu thập thông tin, đánh giá thông tin, trình phờ duyệt, lập hợp đồng, công chứng và đăng kí giao dịch đảm bảo, giải ngân, thu

hay trưởng phòng tín dụng, phú hay giỏm đốc chi nhánh, phòng kiểm tra xét duyệt, phú hay tổng giỏm đốc, chủ tịch hội đồng quản trị).

- Quy định rừ các form biểu mẫu của Ngân hàng: Đơn xin vay, phương án kinh doanh, biên bản họp hội đồng thành viên, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, kiểm tra tín dụng, xuất, nhập tài sản đảm bảo… Điều này giúp tạo sự thống nhất trong hồ sơ, tạo hỡnh ảnh của Ngân hàng đối với khách hàng về tính chuyên nghiệp, giảm thiểu rủi ro trong quá trình tới thẩm định phê duyệt khoản vay.

- Hướng dẫn chi tiết các phương pháp thu thập thông tin khách hàng, phân tích và thẩm định khách hàng …để giúp cán bộ tín dụng có thể thu thập thông tin phục vụ việc đánh giá khách hàng một cách hiệu quả nhất

- Hướng dẫn các bước để xử lý một khoản vay được coi là có vấn đề và các khoản vay quá hạn tại ngân hàng để có thể thu hồi khoản vay một cách nhanh nhất giảm thiểu chi phí cho ngân hàng.

Như vậy quy trình tín dụng chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của cán bộ tín dụng tại ngân hàng. Nếu cán bộ tín dụng hoạt động đúng trình tự như quy trình tín dụng trên thỡ rủi ro tín dụng sẽ bị hạn chế.

2.3.2.4. Phân loại và xếp hạng khách hàng

+ Khách hàng hàng doanh nghiệp:

Ngân hàng chia Khách hàng hàng doanh nghiệp thành 10 loại có mức độ rủi ro từ thấp lên cao là AAA, AA, A, BBB, BB, CCC, CC, D. Quan điểm đánh giá của ngân hàng khác nhau đối với từng hạng doanh nghiệp.

Bảng 2.1: Phân loại khách hàng doanh nghiệp và quan điểm đánh giá của Ngân hàng

Loại Mức độ rủi ro Quan điểm của ngân hàng

AAA Tiềm lực mạnh, năng lực quản trị tốt, hoạt động hiệu quả, triển vọng phát triển, thiện chí tốt.

Rủi ro ở mức thấp nhất.

Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức lãi suất thấp, phí thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay.

AA Hoạt động hiệu quả, thiện chí tốt, triển vọng tốt.

Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với mức lãi suất thấp, phí thời

Rủi ro ở mức thấp. hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay.

A Hoạt động hiệu quả, tình hình tài chính tốt, có thiện chí trả nợ.

Rủi ro ở mức thấp.

Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng từ trung hạn trở xuống. BBB Hoạt động hiệu quả, triển vọng phát

triển, song có một số hạn chế về năng lực quản lý tài chính.

Rủi ro ở mức trung bình.

Có thể mở rộng tín dụng, không hoặc hạn chế các điều kiện ưu đãi.

BB Hoạt động hiệu quả nhưng thấp, tiềm năng tài chính và năng lực quản lý trung bình.

Rủi ro trung bình.

Hạn chế mở rộng tín dụng, tập trung vào các khoản vay ngắn hạn với các biện pháp bảo đảm.

B Hiệu quả không cao và dễ bị biến động, khả năng kiểm soát hạn chế. Rủi ro tiềm tàng

Hạn chế mở rộng tín dụng và tập trung thu hồi vốn vay.

CCC Hoạt động hiệu quả thấp, năng lực tài chính kém, trình độquản lý kém, có thể đó có nợ quá hạn.

Rủi ro cao.

Hạn chế tối đa mở rộng tín dụng. Chỉ thực hiện giãn nợ, gia hạn nợ khi có biện pháp khắc phục khả thi.

CC Hoạt động hiệu quả thấp, năng lực tài chính kém, trình độ quản lý kém, khả năng trả nợ kém.

Rủi ro cao.

Không mở rộng tín dụng. Chỉ thực hiện giãn nợ, gia hạn nợ khi có biện pháp khắc phục khả thi. C Bị thua lỗ và ít có khả năng phục hồi,

tình hình tài chính kém, khả năng trả nợ không đảm bảo, quản lý yếu kém. Rủi ro cao.

Không mở rộng tín dụng, tìm mọi cách thu hồi nợ kể cả xử lý sớm tài sản đảm bảo.

D Thua lỗ trong nhiều năm, tài chính không lành mạnh, có nợ quá hạn. Đặc biệt rủi ro.

Không mở rộng tín dụng, tìm mọi cách thu hồi nợ kể cả xử lý sớm tài sản đảm bảo.

+ Khách hàng cá nhân:

Ngân hàng Habubank xếp loại khách hàng cá nhân thành 10 loại có mức độ rủi ro từ thấp đến cao với kí hiệu từ A+ đến D

Bảng 2.2. Phân loại khách hàng cá nhân và quan điểm đánh giá của NH Loại Mức độ rủi ro Quan điểm của ngân hàng

A+ Thấp Cấp tín dụng mức tối đa

A Thấp Cấp tín dụng mức tối đa

A- Thấp Cấp tín dụng mức tối đa

B+ Thấp Cấp tín dụng và hạn mức tùy vào phương án bảo đảm tiền vay

B Trung bình Có thể cấp tín dụng dựa vào phương án bảo đảm tiền vay

B- Trung bình Có thể cấp tín dụng dựa vào hiệu quả phương án và bảo đảm tiền vay

C+ Trung bình Không khuyến khích mở rộng tín dụng mà tập trung thu hồi nợ.

C Cao Từ chối cấp tín dụng

C- Cao Từ chối cấp tín dụng

D Cao Từ chối cấp tín dụng

2.3.2.5. Quy định về tài sản thế chấp

Ngày 19/12/2005 Habubank có quyết định sơ 1421/2005/QĐ/HBB của Chủ tịch hội đồng quản trị về việc đảm bảo tiền vay. Bảo đảm tiền vay được định nghĩa là việc ngân hàng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở pháp lý và cơ sở kinh tế để thu hồi các nghĩa vụ nợ của khách hàng vay. Biện pháp bảo đảm tiền vay bao gồm:

- Cầm cố (thế chấp) tài sản của khách hàng vay và/hoặc của bên thứ ba. Trong trường hợp này Habubank quy định rõ cách định giá tài sản đối với mỗi loại tài sản như bất động sản, động sản… Bên cạnh đó Habubank còn có quy định mức tối đa cho vay đối với từng loại tài sản đảm bảo tiền vay, cụ thể:

Bảng 2.3. Quy định mức cho vay tối đa đối với từng loại tài sản. Loại tài sản Mức cho vay tối đa

Cổ phiếu của các tổ chức tín dụng chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán

100%

Bộ chứng từ xuât (bộ chứng từ sạch) 98%

Chứng chỉ tiền gửi tại Habubank 99%

Chứng chỉ tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác.

95%

Bất động sản 85%

Phương tiện vận tải 80%

Máy móc thiết bị dùng trong sản xuất 70% Chứng khoán được niêm yết trên thị trường 60%

Khác Do hội đồng quản trị quyết định

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank (Trang 81 - 85)