III. NHỮNG KHÓ KHĂN THUẬN LỢI KHI THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT
3. Các Kiến nghị
3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh
Việc ban hành các quyết định có hiệu quả, phù hợp với thực tế, có giá trị thực thi là chức năng cơ bản của bộ máy nhà nước. Khắc phục tính chủ quan, duy ý chí, ban hành nhiều quy định, quyết định, không tính đến các điều kiện và hiệu quả thực thi làm giảm lòng tin của nhân dân và mất đi tính nghiêm minh của cơ quan ban hành quy định. Đồng thời phải tính đến khả năng điều hành thực thi, tránh gây lãng phí, làm cho các quy định có sức sống trong xã hội. Để được như vậy cần xây dựng cơ chế lập và điều phối chính sách có hiệu quả tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng tính kỷ luật nhằm loại bỏ những quyết định không có khả năng tài chính, không có khả năng thực thi.
Tăng cường vai trò, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát tài chính - ngân sách nhà nước.
- Hoàn chỉnh Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy hệ thống Thanh tra Tài chính nhằm xác định rõ chức năng của Thanh tra Tài chính; Phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Tài chính với Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Nhà nước.
Quy định mối quan hệ giữa Thanh tra Bộ Tài chính với các cơ quan kiểm tra, thanh tra trong toàn ngành, tránh trùng lắp, chồng chéo, phát huy hiệu quả trong hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính. Thực hiện tốt chức năng thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế.
- Đổi mới phương pháp, hoàn thiện các quy chế công tác, quy trình nghiệp vụ thanh tra, phúc tra và kết luận, kiến nghị thanh tra.
Tăng cường cán bộ, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ Thanh tra Tài chính.
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và tổ chức bộ máy thực hiện giám sát tài chính đối với hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh và hệ thống thị trường tài chính.
Tổ chức công tác giám sát, phân tích việc dịch chuyển các luồng vốn để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, đặc biệt là các luồng vốn ngắn hạn; Thực hiện giám sát nhiều chiều qua các công cụ tài chính - tiền tệ; Kiểm soát giới hạn vay nợ.
Thu thập, phân tích và xử lý các dữ liệu kinh tế - tài chính vĩ mô (cán cân thương mại, cán cân thanh toán, cân đối ngân sách, nợ nước ngoài, tỷ giá hối đoái, lãi suất...), đánh giá tình hình kinh tế - tài chính vĩ mô, dự báo xu hướng phát triển để đề ra các giải pháp kịp thời, ngăn chặn các nguy cơ khủng hoảng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.
- Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tài chính bắt buộc hàng quí và hàng năm đối với các đơn vị, các doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống cảnh báo nguy cơ mất an toàn về tài chính đối với các doanh nghiệp; Trước mắt thí điểm cho từng khu vực doanh nghiệp, tiến tới xây dựng một cơ chế giám sát chung cho các doanh nghiệp.
- Hoàn thiện chế độ kế toán, kiểm toán, quyết toán NSNN. Thực hiện kiểm toán nội bộ trong các đơn vị, cơ quan sử dụng kinh phí NSNN. Nghiên cứu thiết lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn từ NSNN.
Thực hiện công khai tài chính - ngân sách các cấp, các đơn vị thụ hưởng ngân sách; Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi NSNN, trong đó coi trọng kiểm soát trước từ khâu lập dự toán đến khâu sử dụng kinh phí NSNN.
Đề cao tính công khai, minh bạch của quá trình ra quyết định mà vẫn bảo toàn tính tập trung cần thiết cho quá trình thảo luận dân chủ thẳng thắn. Kết hợp tính dự báo định hướng chính sách trong điều kiện biến
đổi để duy trì sự cân đối, bình ổn, không sa vào những công việc sự vụ lúng túng, trì trệ.
Đưa công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước:
a. Đào tạo nguồn nhân lực:
Đào tạo lãnh đạo và cán bộ, công chức của tất cả các đơn vị thuộc hệ thống quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh để vận hành có hiệu quả hệ thống thông tin điện tử diện rộng, với mục tiêu:
- Bổ sung kiến thức, phương pháp luận cho lãnh đạo cơ quan và lãnh đạo tỉnh nhằm xây dựng các đường lối, chủ trương và các chính sách cần thiết để hỗ trợ việc phát triển bền vững các hệ thống thông tin điện tử trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
- Chú trọng phát triển nhanh lực lượng cán bộ, công chức ở các bộ phận tác nghiệp có trình độ tin học nhất định, bảo đảm vận hành các ứng dụng trên mạng diện rộng phục vụ trực tiếp cho hệ thống thông tin điều hành.
- Đào tạo chuyên viên tin học có đủ khả năng tiếp nhận, triển khai và phát triển hệ thống thông tin.
* Các đối tượng đào tạo được chia thành 4 nhóm:
- Nhóm cán bộ lãnh đạo Sở, ngành tỉnh và UBND huyện, thị: Gồm những cán bộ lãnh đạo và quản lý các cơ quan trong hệ thống quản lý nhà nước tại các Sở, Ban ngành tỉnh và UBND huyện, thị, có đủ thẩm quyền quyết định các chủ trương, chính sách nhằm đưa vào thực tiễn các hệ thống thông tin điện tử phục vụ cải cách hành chính hoặc nêu ra và xác nhận các yêu cầu, các chỉ tiêu cần phải đạt được của các hệ thống này; trực tiếp chỉ đạo, quản lý và kiểm sát quá trình triển khai tại đơn vị của mình.
- Nhóm cán bộ CNTT : Gồm những cán bộ phụ trách CNTT và chuyên viên tin học, có nhiệm vụ tham gia xây dựng và quản lý các dự án CNTT, trực tiếp thực hiện tiếp nhận các chuyển giao công nghệ, quản trị, vận hành và bảo trì các hệ thống thông tin điện tử.
- Nhóm cán bộ kiêm nhiệm CNTT Gồm những cán bộ kiêm nhiệm CNTT tại các đơn vị (Sở, Ban ngành tỉnh và UBND huyện, thị, xã, phường, chi cục...). Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, còn phụ trách CNTT tại đơn vị như khắc phục sự cố máy tính, các thiết bị tin học, duy trì hệ thống thông tin và hỗ trợ người sử dụng ...
- Nhóm người sử dụng: Gồm những người làm việc trên các hệ thống thông tin điện tử, thực tế là lãnh đạo, cán bộ, công chức tham gia các hoạt động quản lý HCNN; trực tiếp cập nhật hoặc khai thác thông tin qua các hệ thống được xây dựng trong đề án này.
b. Xây dựng cơ sở hạ tầng:
Tiếp tục triển khai dự án xây dựng và mở rộng mạng diện rộng tỉnh nhằm xây dựng mạng máy tính có khả năng phục vụ và đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính nhà nước của các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đồng thời kết nối (đường truyền tốc độ cao: X25,ISDN...) với mạng diện rộng của Chính phủ (CPNet) cũng như với quốc tế. Hệ thống mạng của Trung tâm tích hợp dữ liệu có khả năng phục vụ các ứng dụng và hệ thống cơ sở dữ liệu. Cụ thể như sau:
- Các hệ thông tin tác nghiệp nhằm giải quyết nhu cầu trao đổi thông tin giữa các cơ quan Nhà nước.
- Các cơ sở dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch và dự báo chiến lược, quản lý ngân sách và thanh toán tài chính, quản lý tiềm lực khoa học, công nghệ, tài nguyên, môi trường thiên nhiên và xã hội, dân số, lao động và tổ chức cán bộ cung cấp thông tin cho hệ thống hỗ trợ ra quyết định của các cấp lãnh đạo.
- Các dịch vụ công nhằm nâng cao năng lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, mối quan hệ trao đổi thông tin giữa cơ quan Nhà nuớc với nhân dân và doanh nghiệp.
Trên cơ sở kết quả đạt được giai đoạn 2001-2005, trong giai đoạn 2006-2010 cần tiếp tục thực hiện một số nội dung sau:
- Tiếp tục hoàn thiện các chương trình ứng dụng hiện đang vận hành như quản lý văn thư, chương trình quản lý hồ đăng ký kết hôn, quản lý hồ sơ cải chính hộ tịch, quản lý hồ sơ giao nhận con nuôi, quản lý hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở,.…
- Tiếp tục triển khai 03 phần mềm dùng chung gồm: Hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế - xã hội, hệ quản lý công văn và hồ sơ công việc và trang thông tin điện tử phục vụ điều hành.
KẾT LUẬN
Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương là một đơn vị hành chính sự nghiệp với chức năng phân phối và chức năng giám đốc chỉ tiêu quản lý quỹ ngân sách của nhà nước. Trong điều kiện tương đối khó khăn, do đặc điểm là thành phố trung tâm, kinh tế văn hoá của tỉnh, Thành Phố Hải Dương và là một Thành phố mới được thành lập nhưng được sự giúp đỡ tận tình của các ngành liên quan. Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương đã được trang bị khá đầy đủ về vất chất, điều kiện giao thông rất thuận tiện trong khi đó phòng hoạt động nhờ vào kinh phí ngân sách cấp đảm bảo hoạt động thường xuyên của các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố.
Quá trình tìm hiểu thực tế về công tác thu chi hành chính sự nghiệp ở phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương em đã được tìm hiểu về các hoạt đông kinh tế của các phòng ban, hiểu được công tác hoạch toán kế toán và việc ghi chép theo dõi số liệu từ ban đầu đến khi thiết lập báo cáo quyết toán tài chính. Qua đó em đã vận dụng được giữa lý thuyết và chuyên môn, đối chiếu với tình hình thực tế phòng em đã sáng tỏ nhiều điều bổ ich cần thiết cho quá trình hoc tập của em tại trường. Phòng tài chính kế hoạch đã làm tôt công tác quản lý và phân phối quỹ quản lý ngân sách nhà nước theo đúng chế độ chính sách nhà nước quy định. Các số liệu chứng từ sổ sách đầy đủ rõ ràng mạch lạc giúp cho công tác hoạch toán kế toán, giám sát kiểm tra và đối chiếu thuận tiện.
Sau một thời gian được tìm hiểu và nghiên cứu về công tác hoạch toán kế toán của phòng tài chính kế hoạch, khi đi sâu vào ngiên cứu về thu chi ngân sách em đã thấy rõ và hiểu rõ hơn về công tác kế hoạch thu chi hành chính sự nghiệp nói riêng.Với sự giúp đỡ của Cán bộ trong phòng Tài Chính Kế Hoạch và sự hướng dẫn tận tình của Thầy Giáo Vũ Anh Trọng, tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả thu chi kiểm soát
tài chính tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch Thành Phố Hải Dương nhằm góp phần hoàn thiện hiệu quả hoạt động của Phòng.
Do thời gian có hạn và trình độ còn hạn chế nên bài báo cáo này không trành khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và Cán bộ trong Phòng Tài Chính Kế Hoạch để bài viết được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài quyết toán tài chính năm 2005 của phòng tài chính kế hoạch thành phố Hải Dương.
2. Kế hoạch thu chi ngân sách tài chính năm 2006 của phòng tài chính kế hoạch thành phố Hải Dương.
3. Sách tham khảo: quản lý nhà nước đối với tài chính tiền tệ
4. Quản lý ngân sách Dịch: Lê Tuyên
5. Quyết định 1959/2004/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Dương.
6. Số 18/2005/CT-TTg của Thủ Tướng chính phủ.
7. Số: 55/2004/TT-BTC thông tư hướng dẫn dự toán ngân sách nhà nước của bộ tài chính.
8. Quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ. 9. Quản lý ngân sách.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...1 PHẦN I:...3 TỔNG QUAN VỀ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG....3
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG...3
1.Quá trình hình thành Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương....3 2.Quá trình phát triển của Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương ...3 3.Quy mô hoạt động tổ chức...4 4.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tài Chính...5
II. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ KẾT QUẢ CỦA PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG...8
1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương...8
1.1.Cơ cấu bộ máy quản lý của Phòng và chức năng từng bộ phận...8 1.2. Đặc điểm hoạt động của Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương ...13 1.3.Lao động – lương...14 2. Hoạt động tổ chức của Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương ...18
2.1. Các mối quan hệ công tác...18 2.2.Tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị kinh tế của đơn vị những năm qua...19 Bảng 4: Bảng các khoản chi...21 3. Thuận lợi và khó khăn của Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương...21
3.1.Thuận lợi...21 3.2.Khó khăn...22
PHẦN II:...25
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÀI CHÍNH TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG ...25
I. BẢN CHẤT VAI TRÒ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG...25
1. Bản chất...25
2. Vai trò...28
3. Chức năng...30
3.1 Chức năng tạo lập vốn...30
3.2 Chức năng phân phối vốn...31
3.3 Chức năng đảm bảo vốn và thúc đẩy sự vận động liên tục...32
3.4 Chức năng kích thích...32
3.5 Chính sách sinh lời...33
II. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG...33
1. Ngân sách nhà nước nguồn hình thành ...33
2 Biện pháp quản lý ngân sách nhà nước ...34
2.1.Vai trò, sự cần thiết...34
2.2. Ngân sách và chiến lược kinh doanh...35
3. Quản lý quy trình hoạch định ngân sách ...35
3.1. Các yêu cầu quản lý...35
3.2. Phương thức quản lý ...35
3.3. Chuẩn hoá ngân sách...36
Sơ đồ 4: Hoạch định ngân sách...37
3.4. Soạn thảo ngân sách...39
4. Quản lý và điều hành ngân sách nhà nước...43
4.1 Nguyên tắc quản lý...43
4.2 Mục tiêu và quan điểm quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước.45 4.3 Quy trình lập và quyết toán ngân sách ...47
5. Quản lý thu ngân sách nhà nước...54
5.2 Thu ngân sách nhà nước ...56
5.3 Hệ thống thuế...57
6. Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương ...59
6.1 Cơ cấu chi ngân sách nhà nước...61
6.2 Chi ngân sách nhà nước ...62
6.3. Nội dung chủ yếu của chi ngân sách nhà nước...64
7. Cân đối ngân sách...65
7.1 Ngân sách tích luỹ và ngân sách tiêu dùng...67
7.2 Phát hành tiền để cân đối ngân sách ...69
8. Phân cấp quản lý ngân sách và kế hoạch hoá ngân sách ...71
8.1 Phân cấp quản lý ngân sách ...71
8.2 Kế hoạch hoá ngân sách ...71
III. NHỮNG KHÓ KHĂN THUẬN LỢI KHI THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG...73
1. Về phía nhà nước...73
2. Về phía phòng...78
3. Về phía các cơ quan thanh tra nhà nước...82
PHẦN III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG...84
1. Phương hướng hoạt động của Phòng tài chính KH Thành Phố Hải Dương...84
1.1. Vai trò của KVKTTN ...84
1.2. Phương hướng hoạt động của phòng TCKH TP HD ...86
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát tài chính tại Phòng tài chính kế hoạch Thành Phố Hải Dương ...87
2.1. Giải pháp về phía nhà nước...87
2.2. Giải pháp về phía phòng tài chính kế hoạch...90
2.3. Giải pháp tăng Nhiều nguồn thu tài chính còn bỏ ngỏ...93
3.1. Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ...95
3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh...96
KẾT LUẬN...101
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...