Giải pháp về phía nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát thu chi tài chính tại phòng Tài Chính Kế Hoạch Thành Phố Hải Dương (Trang 87 - 90)

III. NHỮNG KHÓ KHĂN THUẬN LỢI KHI THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT

2.1.Giải pháp về phía nhà nước

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát tài chính tại Phòng tà

2.1.Giải pháp về phía nhà nước

Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành chính sách kinh tế đối ngoại nhất quán của Nhà nước, với mục tiêu chính là nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đáp ứng yêu cầu và lợi ích của quốc gia, đồng thời thông qua hội nhập kinh tế quốc tế để phát huy vai trò và tiềm năng của đất nước trong quá trình hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới, tranh thủ các nguồn vốn, thiết bị, vật tư, thành tựu khoa học - công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường tăng cường quan hệ hợp tác cùng có lợi, làm cho nước ta phát triển ngày càng nhanh và bền vững hơn.

Với vai trò của mình, Nhà nước đã và đang thực hiện từng bước nội dung chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế là mở cửa thị trường về thương mại, đầu tư và dịch vụ. Nhà nước với tư cách là chủ thể chính trong hội nhập kinh tế quốc tế, vừa ký kết các hiệp định kinh tế đối ngoại dưới hình thức đa phương và song phương, vừa tham gia các tổ chức và diễn đàn kinh tế thế giới và khu vực, vừa thiết lập quan hệ thương mại, đầu tư khoa học - kỹ thuật với từng nước.

Một thực thể kinh tế nữa đang ngày càng trở nên mạnh hơn và lũng đoạn nền kinh tế thế giới, đó là các tập đoàn kinh tế đa quốc gia và xuyên quốc gia. Ở nước ta, việc mất thị phần ngay cả trên thị trường nội địa cũng đã xảy ra đối với nhiều doanh nghiệp. Trong bối cảnh như vậy, để tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, kể cả nguy cơ mất độc lập tự chủ về kinh tế. Chúng ta cần phải có các giải pháp phù hợp để đối phó với các nguy cơ này. Cùng với xu thế toàn cầu hoá kinh tế, khoa học và công nghệ trên thế giới đang có những bước tiến nhảy vọt đáng kể. Những biến đổi đáng kể về chất của tiến bộ khoa học đã và đang làm thay đổi dần vị trí, vai trò của các chủ thể trong những mối quan hệ kinh tế - xã hội theo hướng kết hợp và cởi mở hơn. Trong bối cảnh đó, với tư cách là người quản lý nền kinh tế đất nước, vai trò của Nhà nước cần được điều chỉnh lại theo chiều hướng tích cực, sao cho có hiệu quả và đảm bảo phù hợp với những thay đổi trên.

Kinh tế tri thức mà đứng đầu là các lĩnh vực công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, đã góp phần quan trọng tạo ra sự tăng trưởng kinh tế vượt trội ở các nước có nền kinh tế phát triển. Điều đáng chú ý ở đây là, khác với các nền kinh tế truyền thống, nguồn lực chủ yếu mà kinh tế tri thức dựa vào là tri thức của con người chứ không phải sức lao động và tài nguyên. Do đó, để việc quản lý nền kinh tế tri thức cũng như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội trong thời đại ngày nay được nhạy bén, kịp thời và thực sự khoa học, thì vai trò của Nhà nước cần được nâng lên ở tầm cao mới, đảm bảo cho việc

quản lý Nhà nước được thực hiện với năng lực, trí tuệ cao và phương tiện kỹ thuật hiện đại.

Như vậy, trước những thực thể kinh tế và những yếu tố kinh tế nêu trên đang tồn tại và phát triển khách quan trong một xu thế toàn cầu hoá về kinh tế không thể cưỡng lại, thì những thách thức - đồng thời là khó khăn phải vượt qua - đối với nền kinh tế nước ta là không nhỏ. Nhưng những thách thức đó cũng chính là cơ hội mà nước ta cần nắm bắt lấy để khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế hiện nay so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Sứ mệnh của nhiệm vụ này chắc chắn được giao cho không ngoài ai khác là Nhà nước, với vai trò kinh tế phải không ngừng được tăng cường. Thực tế của việc tăng cường này chính là nhằm tạo dựng nên Nhà nước pháp quyền, qua đó đảm bảo một môi trường chính trị và xã hội dân chủ, cho phép mọi người dân có thể bày tỏ được quan điểm và chính kiến cũng như các ý tưởng sáng tạo của mình. Do đó, ở nước ta hiện nay, để phát triển được một nền kinh tế hiện đại, cần có nhiều nhân tố, nhưng điều kiện tiên quyết không thể thiếu được là phải có Nhà nước pháp quyền thực sự dân chủ, trong đó vấn đề nâng cao vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế cần hết sức được quan tâm. Đây cũng chính là yêu cầu cần thiết, đảm bảo cho Nhà nước ta kết hợp và quản lý có kết quả nền kinh tế thị trường ngày càng dựa nhiều trên tri thức, khoa học - công nghệ và sự cạnh tranh quốc tế, qua đó thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế đất nước theo tình thần Đại hội IX của Đảng là chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, các đoàn thể và giám sát trực tiếp của nhân dân, đối với sự chỉ đạo, điều hành, triển khai công tác cải cách hành chính của Uỷ ban nhân dân các cấp và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính các sở, ngành, các cấp.

- Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã và phường, xã, thị trấn phải coi cải cách hành

chính là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo quyết liệt. Tăng cường công tác kiểm tra, gắn với khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai thực hiện cải cách hành chính: Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về kết quả cải cách hành chính và những đánh giá của tổ chức, công dân về chất lượng phục vụ của cơ quan, đơn vị mình.

- Thực hiện cải cách hành chính đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị. Sự chỉ đạo cải cách hành chính phải gắn chặt với sự chỉ đạo cải cách tư pháp. Thực hiện cải cách hành chính đồng bộ từ thành phố tới các địa phương, cơ sở; đồng bộ giữa các sở, ngành, nhất là các sở, ngành có nhiệm vụ liên quan.

- Phải huy động và bố trí đủ cán bộ, công chức có năng lực, trách nhiệm triển khai thực hiện các nội dung đã đề ra. Nâng cao năng lực nghiên cứu và tổ chức thực hiện của các cơ quan có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức triển khai công tác cải cách hành chính. Bố trí nguồn lực tài chính cần thiết từ ngân sách nhà nước và tranh thủ các nguồn tài trợ để xây dựng, thực hiện các nội dung cụ thể đã xác định.

- Tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền, phổ biến thông tin về cải cách hành chính và pháp luật liên quan để mọi cán bộ, công chức và người dân nhận thức đầy đủ, giám sát thực hiện. Hàng năm, Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ngành tiến hành việc sơ kết, rút kinh nghiệm và lập kế hoạch triển khai cho năm sau. Đưa nội dung công tác cải cách hành chính vào nội dụng thi đua hàng năm, có phê bình nghiêm khắc, khen thưởng kịp thời; xây dựng và nhân các điển hình tiên tiến về công tác cải cách hành chính.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát thu chi tài chính tại phòng Tài Chính Kế Hoạch Thành Phố Hải Dương (Trang 87 - 90)