Phương hướng hoạt động của Phòng tài chính KH Thành Phố Hả

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát thu chi tài chính tại phòng Tài Chính Kế Hoạch Thành Phố Hải Dương (Trang 84 - 87)

III. NHỮNG KHÓ KHĂN THUẬN LỢI KHI THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT

1. Phương hướng hoạt động của Phòng tài chính KH Thành Phố Hả

1. Phương hướng hoạt động của Phòng tài chính KH Thành Phố Hải Dương Dương

1.1. Vai trò của KVKTTN

a) Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

Tư nhân hoá DNNN ở các nước chuyển đổi ngày càng tăng trong thời kỳ này. Trong giai đoạn 1990-1999, việc thực hiện tư nhân hoá thu được khoảng 250 tỷ USD. Phần doanh thu này chủ yếu có được từ việc tư nhân hoá các ngành kết cấu hạ tầng, ngành viễn thông và năng lượng, ở khu vực sản xuất thứ nhất, bao gồm các ngành dầu mỏ, khai khoáng, nông nghiệp và lâm sản. Các DNNN lớn được tư nhân hoá gần đây tập trung ở các ngành dầu khí và khí ở Ba Lan và Nga. Việc tư nhân hoá này đã tạo nên sự gia tăng trong tỷ lệ đóng góp vào GDP.

b) Giải phóng lực lượng sản xuất, tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp

KVKTTN có thể được coi là nhân tố quan trọng và mang tính quyết định trong việc giải quyết các vấn đề việc làm và tạo thu nhập cho người lao động. Sự phát triển của KVKTTN có thể được xem như một công cụ có chức năng làm giảm chi tiêu của Chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh do thất bại trong quá trình tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Tỷ lệ việc làm và giá trị gia tăng được nắm giữ bởi các DNNN nhỏ (chính sách ít hơn 50 công nhân), đại diện cho các DNNN mới sẽ phân chia khu vực kinh tế chuyển đổi thành 2 nhóm. Ở các nước như Cộng hoà Séc, Hungari, Lithuania và Ba Lan, khối doanh nghiệp mới tăng trưởng rất nhanh, hiện nay chiếm khoảng hơn 50% lượng việc làm và khoảng 55-65% giá trị gia tăng.

c) Sử dụng hiệu quả nguồn lực

KVKTTN, đặc biệt là khu vực được tư nhân hoá có ảnh hưởng lớn đến tốc độ cơ cấu lại. Tăng trưởng năng suất lao động trung bình ở các nước chuyển đổi trong thời kỳ 1992-1995 là 7,2% hàng năm đối với các hãng tư nhân, nhưng lại là -0,3% đối với các DNNN. Nói cách khác, quá trình tư nhân hoá là nguyên nhân chính của việc gia tăng năng suất ở các nước chuyển đổi.

d) Đóng góp vào công tác đào tạo bồi dưỡng

KVKTTN có vai trò rất lớn trong đóng góp vào việc đào tạo, bồi dưỡng các nhà doanh nghiệp trẻ cho đất nước. Nếu như ở thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Hungari chi tiêu cho nghiên cứu giảm sút, số lượng các nhà khoa học, kỹ sư nghiên cứu và việc tiến hành các dự án giảm từ 17.550 xuống còn 10.405, thì đến năm 1997 đã tăng lên 27% các nhà khoa học của Hungari làm việc trong KVKTTN, 35% khu vực kinh tế nhà nước và 38% ở bậc đại học. Một thực tế nổi bật, đó là đầu tư vào công tác giáo dục đào tạo trong khu vực tư nhân là rất lớn và việc tư nhân hoá các khu vực chiến lược của nền kinh tế như năng lượng và viễn thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc khôi phục lại trạng thái ban đầu (Viện Nghiên cứu thế giới – 2000).

e) Đóng góp vào ngân sách nhà nước

Chính phủ thu được một khoản ngân sách lớn hơn từ khu vực doanh nghiệp được tư nhân hoá do các hãng tư nhân hoạt động có hiệu quả hơn so với các DNNN đặc biệt trong các ngành cạnh tranh. Thâm hụt ngân sách giảm trong suốt quá trình này. Ở những nước thu nhập thấp với ít hãng tư nhân hoá thường có một khoản thâm hụt ngân sách đáng kể. Còn đối với những nước thu nhập trung bình và cao, tư nhân hoá làm giảm phần chuyển nhượng ròng sang các DNNN, và phần chuyển nhượng này sẽ dương khi Chính phủ bắt đầu thu thuế từ KVKTTN. Như vậy, việc kết hợp quá trình tư nhân hoá với các yếu tố khác dẫn đến kết quả giảm mạnh nợ quốc gia, góp phần thúc đẩy và ổn định nền kinh tế.

KVKTTN, đặc biệt là khu vực DNNN được tư nhân hoá đã đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình tạo phúc lợi kinh tế-xã hội. Một thí dụ điển hình là tiến hành tư nhân hoá một Công ty độc quyền nhà nước hoạt động không hiệu quả, kết quả là tăng lợi ích doanh nghiệp, tăng thu nhập đối với các cổ đông, thậm chí tăng lương đối với công nhân, mở rộng cơ hội việc làm, tạo nguồn thu ngân sách nhà nước.

Các quốc gia chuyển đổi đã trải qua một thời gian dài trên 10 năm với những cải cách thành công và tiến xã trên nhiều lĩnh vực: ngân hàng, tài chính và lĩnh vực doanh nghiệp. Sự khôi phục kinh tế nhanh và bền vững sau cuộc suy thoái kinh tế là phần thưởng mà họ đã nhận được cho thành tựu quản lý kinh tế hiệu quả, góp phần không nhỏ là sự phát triển KVKTTN.

Các nước chuyển đổi nói chung và Việt Nam nói riêng ngày nay đang phải đối mặt với nhiều thử thách mới do tác động của toàn cầu hoá nền kinh tế và thị trường, sự thay đổi công nghệ liên tục và nhu cầu cạnh tranh. Vì vậy, nhà nước đã có những chính sách thích hợp để thúc đẩy một khu vực kinh tế năng động và góp phần không nhỏ vào mục tiêu phát triển đất nước - KVKTTN. Thông qua việc thực hiện luật cạnh tranh hiệu quả, Chính phủ có thể tác động lên doanh nghiệp, khuyến khích sự linh động và phân bổ hiệu quả nguồn lực, đồng thời có chức năng quan trọng trong kiểm soát đối với từng địa phương trong việc khuyến khích cạnh tranh có hiệu quả lớn ở khu vực tư nhân.

1.2. Phương hướng hoạt động của phòng TCKH TP HD

 Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp. Quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

 Huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Thu hút mạnh hơn vốn đầu tư của khu vực dan doanh và vốn đầu tư nước ngoài. Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

 Chuẩn bị các điều kiện để đáp ứng tốt yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Khai thác tối đa các lợi thế và hạn chế các mặt bất lợi do mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế phục vụ tăng trưởng. Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đã ký kết. Tạo mọi điều kiện thuận lợi tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ cao từ bên ngoài.

 Đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá trong các lĩnh vực văn hoá – xã hội, tạo sự chuyển biến trong việc nâng cao mức sống nhân dân, nhất là phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao. Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội bền vững, giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc như xoá đói, giảm nghèo, việc làm, chống AIDS và các tệ nạn xã hội.

 Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Phát huy dân chủ cơ sở, tăng cường đối thoại giữa chính quyền địa phương với cộng đồng doanh nghiệp và dân cư.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát thu chi tài chính tại phòng Tài Chính Kế Hoạch Thành Phố Hải Dương (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w