Phương pháp đánh giá rủi ro.

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại NHTM CP ngoại thương Hà Nội. (Trang 29 - 32)

Căn cứ vào tính chất và đặc điểm của các loại rủi ro mà ngân hàng sẽ sử dụng những phương pháp phù hợp.

1.2.3.1 Phương pháp đánh giá rủi ro theo trình tự.

- Đánh giá rủi ro là một quá trình liên tục, đi từ chi tiết đến tổng hợp tuân theo những bước của quy trình đánh giá rủi ro.

- Đánh giá theo trình tự bao gồm: đánh giá chi tiết, đánh giá tổng hợp.

- Đánh giá chi tiết: các cán bộ thẩm định sẽ xem xét từng khía cạnh và các loại rủi ro có thể xảy đến cho dự án.

- Đánh giá tổng hợp: được thực hiện sau bước đánh giá chi tiết. bước này sẽ tổng hợp lại các loại rủi ro của dự án đã được xác đinh trong bước trên.

- Bước này một lần nữa đánh giá lại một cách đầy đủ và chính xác các loại rủi ro, để ngân hàng có một cái nhìn tổng quát hơn về các rủi ro mà dự án có thể gặp phải, đề từ đó đưa ra quyết định có cho vay hay không.

1.2.3.2 Phương pháp định tính.

Phương pháp này sẽ được sử dụng với những loại rủi ro mà Ngân hàng khó lượng hoá được như: rủi ro về cơ chế chính sách, rủi ro về thị trường, rủi ro về điều kiện kinh tế vĩ mô…

Khi sử dụng phương pháp này, Ngân hàng sẽ dựa trên những tài liệu mà khách hàng cung cấp, các tài liệu mà Ngân hàng thu thập được để đánh giá.

Các cán bộ thẩm định khi sử dụng phương pháp này sẽ đặt ra các câu hỏi, giả thiết xảy ra rủi ro, và nếu trong trường hợp xảy ra thì dự án đã có phương án phòng ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro hay chưa?

Sau đây chúng ta sẽ đi xem xét các loại rủi ro áp dụng phương pháp này: • Rủi ro về cơ chế chính sách:

Các cán bộ thẩm định của ngân hàng sẽ tiến hành xem xét:

- Các cơ chế chính sách về ngành nghề, lĩnh vực mà dự án hoạt động có ổn định hay không, nếu thay đổi thì sẽ tác động đến dự án như thế nào?

- Những thay đổi về quản lý sử dụng lao động như quy đinh mức lương tối thiểu, chính sách cho lao động nước ngoài, tuyển dụng lao động nữ, chế độ nghỉ ngơi, làm ca…có ảnh hưởng đến dự án hay không, chiều hướng ảnh hưởng như thế nào.

- Dự án có chịu tác động của những chính sách mới về thuế, có chịu hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu …các chế tài khác có liên quan đến dòng tiền của dự án, tác động tiêu cực hay không?

• Rủi ro kinh tế vĩ mô:

Các cán bộ thẩm định xác định:

- Các rủi ro về điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản: lãi suất, lạm phát tăng,..sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án như thế nào?

- Dự án có sử dụng những công cụ thị trường như tự bảo hiểm, hoán đổi hay không?

- Có sự cam kết của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại tệ không. • Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán:

Các cán bộ thẩm định sẽ đi xem xét:

- Dự án đã nghiên cứu thị trường tổng thể, thị phần, phân đoạn thị trường một cách cẩn thận hay chưa?

- Dự báo cung cầu của sản phẩm trong tương lai có sát với thực tế hay không?

- Sản phẩm của dự án có đựơc thị trưòng chấp nhận hay không, có phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hay không?

- Giá cả và chất lượng sản phẩm có cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trên thị trường hay không?

- Những phương án tiếp thị và phân phối sản phẩm có khả thi hay không? Dự án có những hợp đồng bao tiêu sản phẩm với những nhà phân phối có khả năng tài chính không?

Công suất của dự án đã hợp lý hay chưa, có đủ đáp ứng nhu cầu thị trường hay không, nếu như cung tăng thì có đủ đáp ứng hay không

• Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì: Các cán bộ thẩm định sẽ xác định:

- Công nghệ mà dự án sử dụng có phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam hay không, đã được kiểm chứng hay chưa?

- Bộ phận vận hành dự án có được đào tạo và có kinh nghiệm để vận hành kết quả dựa án hay không?

- Hợp đồng về vận hành và bảo trì có qui đinh rõ khi có sự cố xảy ra thì phân định trách nhiệm như thế nào hay không?

• Rủi ro về cung cấp:

Các cán bộ thẩm định sẽ xem xet, đánh giá:

- Nguồn cung nguyên vật liệu có ổn định, có đáp ứng được nhu cầu của dự án hay không?

- Giá cả nguyên vật liệu của dự án có thay đổi hay không, nếu có thì có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính hay không?

- Số lương, chất lượng nguyên vật liệu đầu vào của dự án nếu như không đảm bảo theo thiết kế kỹ thuật ban đầu thì có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình sản xuất cũng như doanh thu hàng năm của dự án.

- Sự cạnh tranh về nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào của dự án trên thị trường có gay gắt hay không, dự án có ký được hợp đồng với các nhà cung cấp có uy tin lớn hay không.

- Dự án có những hợp đồng dài hạn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào ổn định với những nhà cung cấp có uy tín hay không?

• Rủi ro về xây dựng, hoàn tất: Các cán bộ thẩm định sẽ xác định:

- Chi phí xây dựng đã được tính hợp lý hay chưa, đã tính đến trường hợp phát sinh dẫn đến vượt tổng mức dự toán không?

- Khâu giải phóng mặt bằng có được thực hiện và bàn giao đúng tiến độ của dự án hay không?

- Các thông số kỹ thuật về xây dựng có được đảm bảo hay không?

- Việc lựa chọn nhà thầu thực hiện hợp đồng có nghiêm túc không, có chọn được nhà thầu uy tín không.

- Có mua bảo hiểm đề phòng những rủi ro bất khả kháng xảy ra trong quá trình thực hiện dự án không?

- Việc giám sát xây dựng có được thực hiên nghiêm túc hay không.

- Nếu như dự án bị vượt tổng chi phí thì quỹ dự phòng của chủ đầu tư có đáp ứng được không.

- Các cán bộ thẩm định sẽ xem xét nếu dự án đi vào hoạt động sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môi trưòng và xã hội, nếu ảnh hưởng là tiêu cực thì có nằm trong giới hạn phép không.

- Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường có được tính đến, chi phí cho các biện pháp đó có ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu của dự án hàng năm.

- Các báo cáo đánh giá tác động môi trưòng đã khách quan và toàn diện hay chưa, có được cấp có thẩm quyền chấp thuận không.

1.2.3.3 Phương pháp định lượng.

- Có những loại rủi ro có thể tính toán và lượng hoá được. Phương pháp định lượng mà Chi nhánh đang sử dụng là phương pháp phân tích độ nhạy.

- Phân tích độ nhạy là xem xét sự ảnh hưởng của một hoặc một số nhân tố đồng thời đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Thời gian thực hiên dự án thường diến ra trong một thời gian dài, do đó nó chịu tác động của rất nhiều nhân tố đến hiệu quả của nó. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng và với mức độ mạnh yếu khác nhau, tuy vậy phân tích độ nhạy là tìm ra một hoặc một số nhân tố tác động mạnh nhất để từ đó đánh giá rủi ro của dự án dựa trên những nhân tố này.

Các bước thực hiện:

- Xác định các nhân tố cần phải tính độ nhạy

- Liên kết các dữ liệu liên quan đến các biến đến một địa chỉ duy nhất.

- Tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án cần khảo sát khi các nhân tố thay đổi.

- Lập bảng tính toán độ nhạy theo các trường hợp cần xem xét.

1.2.3.4 Phương pháp dự báo.

- Thời gian thực hiện dự án thường diến ra trong một thời gian dài, vốn đầu tư lớn, thới kì vận hành các kết quả đầu tư dài…nên song hành với nó là độ rủi ro rất cao. Do vậy, ngân hàng vận dụng phương pháp dự báo để đánh giá tính hiệu quả và khả thi của dự án mang lại.

- Phương pháp này dựa trên cơ sở các số liệu thống kê thu thập được, sử dụng các phương pháp dự báo thích hợp( ngoại suy thống kê, lấy ý kiến chuyên gia, hồi qui tương quan, định mức) để xem xét lại cung - cầu sản phẩm, chi phí đầu vào cho dự án…nhằm đánh giá lại tính khả thi, hiệu quả của dự án.

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại NHTM CP ngoại thương Hà Nội. (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w