Những khó khăn còn tồn tại.

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại NHTM CP ngoại thương Hà Nội. (Trang 61 - 64)

1.5.2.1 Hạn chế về mặt thông tin.

Để đánh giá rủi ro thật chính xác thì công tác thu thập, xử lý thông tin là rất quan trọng. Nó góp phần cho việc ra quyết định có cho vay hay không đối với các dự án đầu tư. Nhưng công tác này còn được thực hiện chưa thật tốt tại Ngân hàng.

Những nguồn thông tin mà các cán bộ do sử dụng chủ yếu vẫn là do khách hàng cung cấp. Do vậy, thông tin thu thập được mang nặng tính chủ quan của khách hàng. Mặt khác, nếu sử dụng nguồn thông tin từ hệ thống ngân hàng, đôi khi các thông tin không được cập nhật, nếu là nguồn thông tin từ trên mạng thì nguồn thông tin này chưa được một cơ quan nhà nước nào đứng ra đảm bảo là chính xác. Vậy nên nguồn thông tin chỉ mang tính hình thức.

1.5.2.2 Hạn chế về cán bộ.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, thì các cán bộ thẩm định ở ngân hàng còn có một số mặt hạn chế:

- Đội ngũ nhân viên làm công tác thẩm định tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, do vậy họ không có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết một số vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình đánh giá rủi ro.

- Khi mà đất nước ta đang trong đà phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, thì nhu cầu về vốn đầu tư cho các dự án là rất lớn. nhưng đội ngũ cán bộ của phòng quan hệ khách hàng còn mỏng và thiếu. số lượng các dự án ngày càng tăng về số lượng trong khi đội ngũ cán bộ còn mỏng làm cho chất lượng của những báo cáo rủi ro sẽ bị giảm xuống.

- Hơn thế nữa, với bối cảnh cạnh tranh gay gắt, đan xen giữa những cơ hội và thách thức thì công tác quản lý rủi ro càng gặp nhiều khó khăn. Đứng trước những mặt hạn chế trên, ngân hàng phải luôn cố gắng để đáp ứng nhu cầu cũng như giữ vững lòng tin của khách hàng.

1.5.2.3 Về quy trình đánh giá rủi ro.

Ngân hàng luôn chú trọng công tác đánh giá rủi ro. Tuy nhiên, quy trình đánh giá rủi ro của ngân hàng còn sơ sài, mang nặng tính hình thức.

Như quy trình đã nêu ở trên, chúng ta thấy rằng Ngân hàng chỉ mới đưa ra được quy trình tổng quát mà chưa có phân rõ được các bước công việc, chủ thể thực hiện, trách nhiệm của các cán bộ từng khâu trong quy trình.

Mặt khác, hệ thống chấm điểm tín dụng mặc dù đã được Ngân hàng áp dụng từ rất lâu, tuy nhiên trong bối cảnh nhiều biến động thì Ngân hàng nên có những thay đổi trong các tiêu chí đánh giá để phù hợp hơn với thực tế.

1.5.2.4 Hạn chế về nội dung phân tích.

Bên cạnh những mặt thuận lợi đã kể trên thì nội dung phân tích của ngân hàng còn có những mặt hạn chế:

Nhìn chung, ngân hàng mới chỉ tập trung vào xem xét các vấn đề liên quan đến rủi ro kinh tế, kỹ thuật mà không quan tâm nhiều đến các vấn đề khác như: rủi ro về kinh tê vĩ mô, rủi ro xây dựng thi công...

* Khi đánh giá rủi ro dự án đầu tư:

- Về khía cạnh kỹ thuật: thông thường những cán bộ làm công tác thẩm định được đào tạo chỉ chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế, vậy nên phần đánh giá rủi ro kỹ

thuật mang nặng tính hình thức, chỉ dựa vào những tài liệu do khách hàng cung cấp, thiếu những tìm hiểu thực tế.

.- Doanh thu dựa trên hàng loạt những báo cáo nghiên cứu thị trường mà khách hàng cung cấp, giá bán sản phẩm dự kiến, thị phần mà dự án có thể chiếm lĩnh. Tuy nhiên, những con số này là rất khó xác định. Đối với khoản mục chi phí: một số chi phí được tính toán dựa trên mặt bằng giá thị trường( chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công…), đối với một số loại chi phí khác như: chi phí quản lý doanh nghiệp…thường chấp nhận theo giá dự toán của chủ đầu tư.

- Do vậy, không thể tránh khỏi những sai lầm trong đánh giá hiệu quả tài chính.Việc phân tích tài chính dự án là khá đầy đủ dựa trên một loạt các chỉ tiêu như: NPV, B/C,IRR,T… tuy vậy, trong quá trình đánh giá, Ngân hàng thường bỏ qua yếu tố trượt giá, lạm phát.

- Hơn thế nữa, ngoài các loại rủi ro nêu trên thì Ngân hàng đã bỏ qua một loại rủi ro cũng khá quan trọng, đó là tự bản thân mỗi dự án đã chứa đựng những loại rủi ro đặc thù, vậy nên Ngân hàng cần xem xét kĩ và đưa vào nội dung đánh giá để giảm thiểu được các loại rủi ro có thể xảy đến.

1.5.2.5 Hạn chế về phương pháp đánh giá rủi ro.

Ngân hàng thường căn cứ vào đặc điểm của các loại rủi ro mà lựa chọn phương pháp đánh giá. Tuy vậy, các loại rủi ro lại được xem xét một cách độc lập mà không có sự tương quan với những loại rủi ro khác.

Trong phương pháp phân tích độ nhạy, thường ngân hàng chỉ xem xét đến sự biến động của một nhân tố mà chưa xem xét đến trường hợp hai hay nhiều nhân tố cùng một lúc, do vậy kết quả đánh giá rủi ro nhiều khi còn hạn chế.

Bên cạnh đó, thì việc phân tích độ nhạy còn sơ sài, chưa tính toán cụ thể, chủ yếu chỉ tập trung vào các biến động xoay quanh tổng vốn đầu tư, doanh thu chi phí mà không xem xét đến các biến động khác.

1.5.2.6 Hạn chế về trình độ công nghệ.

Hiện nay, ngân hàng chưa có những phần mềm hỗ trợ các cán bộ trong việc đánh giá rủi ro, trong phân tích tài chính sử dụng excel chỉ hỗ trợ được phần tính toán,các công viêc còn lại chủ yếu vẫn là do các cán bộ đảm nhiệm. vậy nên, đối với các dự án lớn thì các cán bộ thẩm đinh gặp rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại NHTM CP ngoại thương Hà Nội. (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w