5.1. Khái niệm
Chế độ công tác giảng viên được hiểu là một văn bản qui định về nhiệm vụ cơ bản của đội ngũ giảng viên, bao gồm định mức lao động cho từng ngạch giảng viên và cho từng loại công việc cụ thể.
Như vậy, có thể thấy rằng chế độ công tác giảng viên chính là sự biểu hiện bằng văn bản các mức lao động. Mức lao động lại là sản phẩm của công
tác định mức lao động. Chính vì vậy, có thể xem chế độ công tác giảng viên như là phần biểu hiện, không thẻ thiếu của công tác định mức lao động.
5.2. Phân loại
Chế độ công tác giảng viên bao gồm hai loại:
Thứ nhất là chế độ công tác giảng viên chung do Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành (Quyết định 1712/QĐ – BĐH ngày 18 tháng 12 năm 1978) áp dụng cho tất cả những người làm công tác giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng trên toàn quốc. Chi tiết Quyết định 1712/QĐ – BĐH xin xem Phụ lục I.
Thứ hai là chế độ công tác giảng viên do các trường Đại học, Cao đẳng tự ban hành, có giá trị trong nội bộ trường.
5.3. Lợi ích của chế độ công tác giảng viên
Lợi ích của một chế độ công tác giảng viên tốt mang lại là rất lớn.
Về phía nhà trường, nó giúp cho nhà trường có thể tổ chức và quản lý tốt các mặt công tác của đội ngũ giảng viên một cách có hệ thống, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nâng cao trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, nó cho phép tính được cả nhu cầu về cán bộ trong từng giai đoạn phát triển, thông qua việc thực hiện mức, khối lượng công việc cần hoàn thành của tường và qui mô đào tạo.
Mặt khác, nó giúp cho cán bộ giảng viên thấy rõ trách nhiệm, và các nhiệm vụ cụ thể của mình, từ đó giúp họ có kế hoạch, phương hướng và mục tiêu phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tóm lại, trên cơ sở làm rõ lý luận về định mức lao động ở phần I, Luận văn tiếp tục tiến hành phân tích thực trạng xây dựng và thực hiện mức lao động của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội ở Phần II, lấy đó làm cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định mức của trường Đại học Lao động - Xã hội.
PHẦN II
PHẦN II
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỨC LAO ĐỘNG CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỨC LAO ĐỘNG CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
LAO ĐỘNG – XÃ HỘI LAO ĐỘNG – XÃ HỘI