Cơ cấu đội ngũ giảng viên trường Đại học Laođộng Xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác định mức lao động đối với đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội (Trang 32)

I. PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAOĐỘNG – XÃ HỘ

1.3. Cơ cấu đội ngũ giảng viên trường Đại học Laođộng Xã hội

Hiện nay, trường có 249 cán bộ công nhân viên chức trong đó có 173 người đang trực tiếp tham gia vào công tác giảng dạy chiếm 69,48%, trong số 173 giảng viên này thì có tới 35 giảng viên kiêm chức.

Bảng 3 : Cơ cấu đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động Xã hội tính đến 15/2/2006

Đơn vị : Người, %

Tổng Giới tính Học vị

Nam Nữ Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân Tuổi TB

SL 173 67 106 18 48 107 34,4

% 100 38,72 61.28 10,40 27,75 61,85 -

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ – Trường Đại học Lao động - Xã hội 1.3.1. Xét về học hàm học vị:

Toàn trường hiện đang có 18 Tiến sĩ, 48 Thạc sĩ và 107 Cử nhân chiếm lần lượt 10,4%; 27,75%; và 61,85% trên tổng số giảng viên của trường. Trong tổng số 173 giảng viên của trường thì mới chỉ có 2 Phó giáo sư. Qua đó ta thấy, tỷ lệ giảng viên có bằng từ Thạc sĩ trở lên chiếm tỷ lệ chưa cao và trên 50% đội ngũ giảng viên mới chỉ có bằng cử nhân. Hiện nay, gần 50 giảng viên của trường đang theo học Cao học tại các trường Đại học danh tiếng trong và ngoài nước, 5 giảng viên đang theo học Nghiên cứu sinh trong nước. Điều này hứa hẹn trong những năm tới tỷ lệ giảng viên có bằng Thạc sĩ sẽ tăng mạnh, nâng cao được chất lượng của đội ngũ giảng viên cũng như chất lượng đào tạo của trường.

1.3.2. Xét về độ tuổi

Đội ngũ giảng viên của trường có độ tuổi trung bình là 34,4 trong đó có 6 giảng viên trong độ tuổi 23 là độ tuổi trẻ nhất và 2 giảng viên trong độ tuổi 60 là độ tuổi lớn nhất. Như vậy, đội ngũ giảng viên của trường Đại học Lao

động - Xã hội đều còn rất trẻ cần có nhiều thời gian để học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, trao dồi kiến thức chuyên môn. Điều này đòi hỏi công tác định mức lao động cần phải nghiên cứu kỹ, và cân đối một cách hợp lý thời lượng các nhiệm vụ mà giảng viên phải thực hiện để đảm bảo chất lượng dạy và học.

1.3.3.Về giới tính

Đội ngũ giảng viên của trường có cơ cấu giới tính khá chênh lệch. Trong 173 giảng viên thì chỉ có 67 giảng viên nam chiếm tỷ lệ 38,72%, trong khi số lượng giảng viên nữ là 106 giảng viên chiếm 61,28%. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình thực hiện mức lao động. Vì số lượng giảng viên nữ quá đông, độ tuổi trung bình lại chỉ có 32,9 (độ tuổi có tỷ lệ sinh cao), với khối lượng công việc cần hoàn thành là cố định, một khi họ nghỉ sinh con thì gánh nặng công việc sẽ đè nặng lên vai những người còn lại và tình hình vượt mức sẽ rất cao.

1.3.4. Xét theo đơn vị

Khoa Quản lý Lao động có số lượng giảng viên đông nhất 40/173 chiếm 23,12% tiếp đó là Khoa Kế toán chiếm 19,08%. Cơ cấu đội ngũ giảng viên trường theo đơn vị và học vị được biểu diễn như Bảng 4 : Cơ cấu đội ngũ giảng viên trường theo đơn vị và học vị tính đến ngày 15/2/2006.

Nhìn chung Khoa Quản lý lao động có chất lượng đội ngũ giảng viên tốt nhất với 7 Tiến sĩ chiếm 17,5% giảng viên của khoa và chiếm 38,9% lượng Tiến sĩ của toàn trường; 9 Thạc sĩ chiếm 22,5% giảng viên của khoa và 18,75% lượng Thạc sĩ của cả trường.

Bảng 4 : Cơ cấu đội ngũ giảng viên trường theo đơn vị và học vị tính đến ngày 15/2/2006 Đơn vị : Người STT Đơn vị Tổng số Học vị Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân 1 BM Mác – Lênin 14 0 5 9 2 BM Thống kê 5 0 2 3 3 BM Toán – Tin 14 1 6 7 4 BM Ngoại ngữ 11 0 2 9 5 BM Luật 13 0 6 7 6 BM GDTC – QP 5 1 1 3 7 Khoa Công tác XH 20 4 6 10

8 Khoa Bảo hiểm 9 1 3 5

9 Khoa Kế toán 33 3 6 24

10 Khoa KTCH 14 1 3 10

11 Khoa QLLĐ 40 7 9 24

12 Toàn trường 173 18 48 107

Nguồn : Phòng Tổ chức cán bộ – Trường Đại học Lao động Xã hội.

(Chú giải: Trong số lượng giảng viên của từng đơn vị có tính cả giảng viên kiêm giảng. Do vậy tổng số giảng viên tại các Khoa, BM có thể không bằng tổng số giảng viên của toàn trường.)

1.3.5. Xét theo ngạch giảng viên

Bảng 5 : Cơ cấu đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động -Xã hội theo ngạch giảng viên qua ba năm 2004, 2005, 2006

Đơn vị : Người, %

STT Ngạch giảng viên Năm 2005 Năm 2006

Tổng số % Tổng số %

1 Giảng viên cao cấp 0 0 0 0

2 Giảng viên chính 13 9,85 20 11,56

3 Giảng viên 70 53,03 112 64,74

4 Trợ giảng 40 30,30 0 0

5 Tập sự 9 6,82 41 23,70

6 Toàn trường 132 100,00 173 100,00

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Đại học Lao động Xã hội

Như vậy, qua tìm hiểu về cơ cấu đội ngũ giảng viên theo các tiêu chí, ta có thể rút ra các đặc điểm của đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động Xã hội như sau :

Đội ngũ giảng viên của trường Đại học Lao động Xã hội hiện còn rất trẻ (Tuổi TB = 34,4tuổi). Do đó, kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy chưa cao. Chính vì vậy, dịnh mức cho các nhiệm vụ học tập tự bồi dưỡng phải chiếm một tỷ lệ cao trong cơ cấu thời gian cho các nhiệm vụ.

Cơ cấu giới tính của đội ngũ giảng viên khá lệch. Đội ngũ giảng viên nữ đông gần gấp đôi giảng viên nam (106/67), lại còn khá trẻ do vậy việc thực hiện chế độ công tác, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ …của họ sẽ còn gặp nhiều khó khăn do gặp phải các vấn đề về gia đình, con nhỏ … Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thực hiện mức lao động.

Trình độ chuyên môn của đội ngũ này cũng chưa cao. Tỷ lệ Thạc sĩ, Tiến sĩ còn thấp trong cơ cấu. Lực lượng những người giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao còn rất mỏng, do đó, cơ

hội được kìm cặp, chỉ bảo của đội ngũ tập sự là rất ít.

Số lượng giảng viên tập sự của trường rất đông (23,72%). Vì vậy, họ phải học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nên mức giờ chuẩn mà trường đưa ra sẽ không thể quá cao, thêm vào đó đây cũng là gánh nặng cho đội ngũ GV, GVC trong việc hoàn thành nhiệm vụ đào tạo của trường.

1.4. Cơ sở vật chất

Trường Đại học Lao động Xã hội được tu sửa trước năm 1990. Cho đến nay, trường đã có một khung cảnh sư phạm rất khang trang và sạch đẹp với 6 tòa nhà cao tầng trong đó gồm 4 tòa nhà 5 tầng, 1 tòa nhà 4 tầng và 1 tòa nhà 7 tầng. Trường hiện có 35 phòng học đơn và ghép, 2 hội trường lớn với sức chứa 250 và 400 người phục vụ cho việc tổ chức các hội nghị và sinh hoạt của trường, 3 phòng hội thảo, 2 phòng chuyên dụng học ngoại ngữ, 2 phòng học tin, và nhiều trang thiết bị chuyên dụng hiện đại khác phục vụ cho công tác học tập giảng dạy và nghiên cứu..

Một số phòng học đã được trang bị các hệ thống thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập như bảng chống bóng, phấn không bụi, hệ thống chiếu sáng…đặc biệt ở mỗi phòng học ghép đều có một hệ thống trang âm hiện đại đảm bảo cho chất lượng tiết học. Tuy nhiên, các phòng học đơn vẫn chưa được trang bị loa mic, trong khi một số phòng học ghép lại bị hỏng vì nhiều lý do khách quan. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy và học tập của giảng viên cũng như của sinh viên  ảnh hưởng đến tính hình thực hiện mức.

Trường đang mở rộng và hiện đại hóa dần hệ thống thông tin thư viện. Với việc tăng thêm nhiều đầu sách và cách thức tra cứu tìm kiếm thông tin mới, hệ thống thư viện của trường đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đội ngũ cán bộ giảng viên và học sinh sinh viên của nhà trường, tạo điều kiện cho học sinh cũng như giảng viên trao dồi kiến thức.

Điều kiện làm việc của cán bộ giảng viên cũng dần được nâng lên. Mỗi khoa đều được trang bị một máy photo và một dàn máy vi tính. Trường cũng có các thiết bị trình chiếu phục vụ cho công tác giảng dạy của giảng viên theo các phương pháp dạy học mới.

Tóm lại, cơ sở vật chất của trường trong thời điểm hiện tại là khá tốt và phù hợp với qui mô đào tạo, song trong thời gian tới, trường cần phải đầu tư và nâng cấp thêm về cơ sở cũng như các trang thiết bị chuyên dụng khác phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu và mở rộng qui mô đào tạo của trường.

1.5. Qui mô và cơ cấu sinh viên của trường

Qui mô và các hình thức đào tạo của trường được biểu hiện thông qua:

Bảng 6: Qui mô và các hình thức đào tạo của trường Đại học Lao động - Xã hội.

Đơn vị : Người, % (Nguồn : Phòng Đào tạo – Trường Đại học Lao động Xã hội)

Qua đó ta thấy, qui mô đào tạo tăng liên tục qua các năm. Từ năm học 2005 – 2006, trường có thêm hình thức đào tạo Đại học và Liên thông từ Trung học lên Cao đẳng, tuy nhiên lượng tuyển mới lại không tăng nhiều bằng năm học trước (9,15% so với 19,3%). Dự kiến năm học 2006 – 2007,

Năm học

Hệ đào tạo 2003 - 2004 2004 - 2005 2005 - 2006

2006 - 2007

(dự kiến)

Tổng qui mô đào tạo 3648 4352 4750 7000

% tăng thêm do tuyển mới - 19,30 9,15 62,11

Trong đó :

I. Chính qui tập trung 2309 2952 3200 4800

1. Đại học - - 300 1100

2. Cao đẳng 1959 2054 2300 3000

3. Trung học (TH) 350 898 600 700

II. Cao đẳng vừa học vừa làm 1339 1400 1400 1400

III. Liên thông - - 150 800

1. TH  Cao đẳng - - 150 400

2. TH  Đại học - - - 200

trường sẽ mở thêm 2 hình thức đào tạo nữa là liên thông từ TH  Đại học và từ Cao đẳng  Đại học và qui mô đào tạo tăng 62,11% so với năm học trước.

Nếu so sánh qui mô đào tạo với số lượng giảng viên của trường thì ta có :

Năm học 2003 - 2004 2004 - 2005 2005 - 2006

Tổng số học sinh – sinh viên 3648 4352 4750

Tổng số giảng viên 121 132 173

Tỉ lệ sinh viên/giảng viên 30,15 32,97 27,46

Như vậy, số lượng sinh viên mà một giảng viên phải đảm nhiệm là khá cao (>30 SV/GV) cao hơn qui định của Bộ Giáo dục - Đào tạo (25 sinh viên). Điều này đặt ra khối lượng công việc khá lớn cho các giảng viên, song trong năm học 2005 –2006 tỉ lệ này đã giảm. Nếu trong năm học sau, nhà trường muốn tăng qui mô đào tạo lớn như dự kiến (62,11%) thì phải giải quyết tốt các vấn đề về đội ngũ giảng viên cả về chất lượng và số lượng đảm bảo chất lượng giảng dạy tại trường.

Qui mô đào tạo của trường cũng sẽ được tăng lên theo thời gian, tỷ lệ và số lượng tăng thêm được biểu diễn qua bảng sau :

Bảng 7 : Dự kiến qui mô dào tạo đến năm 2010

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Số lượng sinh viên (người) 7000 9100 10900 12500 14000

% tăng thêm (%) - 30 19,78 14,68 12

Nguồn : Dự kiến qui mô đào tạo đến năm 2015 – Phòng Đào tạo

II. ĐÁNH GIÁ MỨC VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN, XÂY DỰNG MỨC ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

2.1. Các phương pháp và căn cứ xây dựng định mức lao động của trường Đại học Lao động - Xã hội

Về căn cứ xây dựng định mức : Căn cứ xây dựng định mức lao động của trường là 2 văn bản Qui phạm pháp luật: Quyết định số 1712/QĐ – BĐH và Quyết định 1659/QĐ – BĐH của Bộ Đại học nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo.

tổng hợp, so sánh, đối chiếu. Trường cũng tham khảo các văn bản định mức lao động của các trường Cao đẳng khác để xây dựng nên “Qui định tạm thời về chế độ công tác của giáo viên trường Cao đẳng Lao động – Xã hội”

2.2. Chế độ công tác giảng viên của trường Đại học Lao động - Xã hội

2.2.1. Các khâu công việc được đưa vào xây dựng mức

Trường Đại học Lao động – Xã hội mặc dù đã được quyết định nâng cấp từ trường Cao đẳng Lao động – Xã hội lên thành Đại học Lao động - Xã hội từ tháng 01 năm 2005, nhưng vì nhiều điều kiện khách quan trường chưa thể xây dựng một văn bản mới về chế độ công tác giảng viên. Chính vì vậy, “Qui định tạm thời về chế độ công tác của giáo viên trường Cao đẳng Lao động – Xã hội” ban hành ngày 29/10/1999 đến nay vẫn có hiệu lực và vẫn đang được trường sử dụng như là một trong những căn cứ để trả lương.

Theo văn bản này, thời gian làm việc của người giảng viên được qui định trên nguyên tắc ngày làm việc 8 giờ. Thời gian làm việc 1 năm được tính như sau :

+ Quỹ thời gian lao động trong 1 năm là : 43 tuần

+ Nghỉ lễ + tết : 03 tuần

+ Nghỉ hè : 06 tuần

Cộng : 52 tuần

Đối với hệ Cao đẳng, qui định có đưa ra định mức giờ chuẩn cho sáu khâu công việc chính hay nói chính xác hơn là sáu nhiệm vụ chính mà người giảng viên phải thực hiện trong một năm học (Bảng 8).

Trong đó có một số điểm đáng lưu ý là :

+ Trong trường hợp giảng viên thực hiện nghiên cứu khoa học vượt quá số giờ chuẩn quy định thì cũng không được tính thêm vào tổng số giờ quy chuẩn thực hiện được trong năm học đó. Vì nhà trường đã giới hạn ngưỡng trên mức giờ chuẩn dành cho công tác nghiên cứu khoa học là 57 giờ chuẩn đối với giảng viên và giảng viên chính, 18 giờ chuẩn đối với trợ giảng.

giảng viên đương nhiên hoàn thành. Điều này có nghĩa là một giảng viên có thời gian học tập tự bồi duỡng hoặc sinh hoạt chuyên môn ít hơn qui định thì cũng xem như là thực hiện đầy đủ theo định mức qui dịnh, hoặc họ có thực hiện nhiều hơn đi chăng nữa thì cũng chỉ tính theo giờ định mức, lượng thời gian dôi ra không được tính vào lượng thời gian vượt mức.

+ Tuổi thực hiện lao động nghĩa vụ và tập luyện quân sự là từ 18- 35 đối với nữ và 18-45 đối với nam. Nếu giảng viên của trường có tham gia đầy đủ hai hoạt động trên ở địa phương hoặc trường và có chứng nhận thì được tính đủ số giờ quy chuẩn là 18 giờ chuẩn lao động nghĩa vụ và 20 giờ chuẩn luyện tập quân sự vào tổng số giờ quy chuẩn mà người đó thực hiện trong năm học (không trừ vào mức giờ chuẩn mà người đó phải thực hiện trong năm học). Những người không tham gia hoặc không tham gia đầy đủ hoặc hết tuổi thực hiện nghĩa vụ theo quy định thì khối lượng giờ định mức này được quy về mức giờ chuẩn mà người đó phải thực hiện công tác chuyên môn.

+ Thời gian làm việc định mức trong năm là :

43 tuần x 6 ngày/tuần x 8giờ/ngày = 2064 giờ ( 1 giờ = 60 phút )

Do thời gian làm việc qui định hiện nay là 43 tuần/năm như trình bày ở trên, tức là ít hơn so với Quyết định số 1712/QĐ - BĐH nên trường đã điều chỉnh giảm thời gian dành để lao động nghĩa vụ từ 96 80 giờ và luyện tập quân sự từ 120  90 giờ.

+ Đối với giáo viên thể dục, nhà trường thực hiện theo qui định tại Thông tư số 37/TT ngày 14/11/1980 của Bộ Giáo dục, mỗi năm lên lớp dạy 400 giờ.

+ Những giảng viên tập sự và hợp đồng trong thời gian 2 năm thì không nên bố trí giảng vượt 30% số giờ tiêu chuẩn.

+ Giảng viên dạy trong năm học từ 3 môn trở lên sẽ được áp dụng định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác định mức lao động đối với đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w