MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác định mức lao động đối với đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội (Trang 68 - 107)

ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

Luận văn không tiến hành xây dựng và đưa ra các mức mới mà sử dụng luôn các mức trong dự thảo do thời gian có hạn và các mức trong dự thảo được đánh giá là khá phù hợp với thực tế, khắc phục được các nhược điểm của văn bản cũ. Tuy nhiên, ở dự thảo này vẫn còn tồn tại những điểm chưa thật hợp lý, cho nên Luận văn sẽ đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế đó nhằm hoàn thiện công tác định mức lao động trên cơ sở các phân tích trong Phần II và các nhận xét đánh giá dự thảo này trong Phần III này.

2.1. Dự thảo Chế độ công tác giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội năm 2006

Trường Đại học Lao động - Xã hội đã được Quyết định thành lập từ tháng 01 năm 2005, tuy nhiên trong quá trình hoạt động, nhà trường vẫn sử dụng văn bản cũ là Qui định tạm thời về chế độ công tác giáo viên ở trường Cao đẳng Lao động – Xã hội ban hành năm 1999 làm căn cứ để trả lương cho giảng viên. Văn bản này chỉ phù hợp khi trường còn là Cao đẳng. Hiện nay, trường đã lên Đại học, với việc mở rộng thêm hệ đào tạo Đại học, thì mức qui định và áp dụng cho giảng viên phải có sự khác biệt. Chính vì vậy, hiện nay khi đã được quyết định lên đại học “Dự thảo chế độ công tác giảng viên của trường Đại học Lao động - Xã hội” (Phụ Lục 3) đang được gấp rút xây dựng và hoàn thiện.

Dự thảo chế độ công tác giảng viên của trường Đại học Lao động - Xã hội so với Qui chế cũ không có quá nhiều thay đổi. Việc định mức thời gian cho từng khâu công tác giảng dạy (qui ra giờ chuẩn) trong dự thảo vẫn tương đối giống với Qui chế cũ. Song thay đổi lớn nhất phải kể đến đó là sự thay đổi trong định mức thời gian công tác của giảng viên trong 1 năm và được chỉ ra trong Bảng 20: Dự thảo Chế độ công tác giảng viên của trường Đại học Lao

động Xã hội.

Qua Bảng 20 ta thấy, trong Dự thảo chế độ công tác giảng viên có một số điểm mới, đã khắc phục được một số nhược điểm của Chế độ công tác giảng viên cũ ban hành năm 1999 và được đánh giá là khá phù hợp với thời điểm hiện tại của trường.

- Trong Dự thảo chế độ công tác giảng viên mới này, việc quy định khoảng giờ chuẩn cho khâu công việc giảng dạy đã được xóa bỏ, khắc phục được nhược điểm như đã phân tích ở phần II .

- Việc quy định mức giờ chuẩn cho công tác nghiên cứu khoa học đã phân biệt được rạch ròi cho từng ngạch giảng viên. Theo đó, các giảng viên chính và các giảng viên có mức giờ chuẩn dành cho công tác nghiên cứu khoa học cao hơn các đối tượng còn lại.

- Trong Dự thảo này, việc qui định nhiệm vụ học tập tự bồi dưỡng của giảng viên đương nhiên được hoàn thành đã được xóa bỏ.

- Bản Dự thảo này cũng không chia các khâu công tác định mức ra thành các hệ như văn bản cũ mà chỉ có duy nhất một hệ đó là hệ đại học và được áp dụng chung cho cả hệ cao đẳng. Từ đó việc tính toán, quản lý mức và tình hình thực hiện mức trở nên dễ dàng, và đơn giản hơn.

Tuy nhiên, một số những tồn tại trong Chế độ công tác giảng viên cũ vẫn chưa được khắc phục trong văn bản này.

- Thứ nhất, đó là việc trong dự thảo chưa bao quát được đầy đủ các đối tượng phải định mức ( khuyết ngạch giảng viên cao cấp ). Thêm vào đó, trường cũng không nên để tên các đối tượng là giảng viên > 5 năm; giảng viên từ 2  5 năm; và giảng viên < 2 năm mà nên để như cũ là giảng viên; trợ giảng và tập sự sẽ dễ phân loại và áp dụng mức hơn.

Bảng 20 : Chế độ công tác giảng viên của trường Đại học Lao động Xã hội

Nguồn : Dự thảo Qui định tạm thời về chế độ công tác giáo viên ở trường Cao đẳng lao động – Xã hội 15/02/2006

TT Các loại Ngạch GV công việc

GVC GV 5 năm GV từ 2 năm đến 5 năm GV < 2 năm

Đ/m

TG Giờ chuẩn Đ/m TG Giờ chuẩn Đ/m TG Giờ chuẩn Đ/m TG Giờ chuẩn

1 Công tác chuyên môn (Soạn bài, giảng bài, hướng dẫn học tập, phụ đạo, chấm thi…)

 Giáo viên giảng các môn khoa học xã hội, chính trị và chuyên ngành.

 Giáo viên giảng các môn kỹ thuật, ngoại ngữ, các môn khoa học tự nhiên.

 Giáo viên giáo dục thể chất

1174 270 280 1174 260 270 320 1174 200 210 250 1174 100 110 150 2 Tự bồi dưỡng 250 350 500 500

3 Nghiên cứu khoa học 350 80 250 57 100 18 100 18

4 Sinh hoạt chuyên môn và hội nghị

khoa học 120 120 120 120 5 Lao động nghĩa vụ 80 18 80 18 80 18 80 18 6 Luyện tập quân sự 90 20 90 20 90 20 90 20 Tổng cộng 2064 388398 2064 355 415 2064 256306 2064 156206

- Thứ hai, cơ cấu đào tạo hiện nay của trường Đại học Lao động - Xã hội bao gồm cả ba hệ : trung học, cao đẳng và đại học. Mặc dù, xu hướng phát triển của trường trong vài năm tới là thu hẹp qui mô đào tạo trung học, mở rộng qui mô đào tạo Đại học và Cao đẳng. Tuy nhiên, trong dự thảo của trường cũng chưa đề cập đến sự khác nhau giữa mức áp dụng cho các giảng viên giảng dạy ở các hệ đào tạo khác nhau.

- Thứ ba, việc điều chỉnh định mức cho công tác chuyên môn giảng dạy không có sự thay đổi đáng kể mặc dù qua phân tích tỷ lệ vượt mức của trường là rất cao…

Trên đây là những nhận xét ban đầu về Dự thảo chế độ công tác giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội. Chính vì thế, ở phần tiếp theo luận văn xin được đưa ra một vài giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác định mức lao động của trường Đại học Lao động - Xã hội.

2.2.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ công tác giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội.

Trên cơ sở những phân tích về chế độ công tác giảng viên mà trường Đại học Lao động - Xã hội đang áp dụng ở phần II, và các quan điểm, căn cứ, phương pháp mới đã phân tích trong phần III, em xin được đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện Dự thảo chế độ công tác giáo viên của trường Đại học Lao động - Xã hội như sau :

2.2.1.Các biện pháp thực hiện trong ngắn hạn.

Trước hết, xét về mặt chiến lược, chế độ công tác giáo viên của trường nên xây dựng thêm định mức lao động cho ngạch giảng viên cao cấp. Trong thời điểm hiện tại trường mặc dù chưa có giảng viên cao cấp song trong thời gian tới với mục tiêu trở thành trường đầu ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, trường chắc chắn sẽ có thêm ngạch giảng viên cao cấp. Mặt khác, công tác định mức phải đảm

bảo xây dựng đầy đủ các loại mức cho các loại lao động. Chính vì vậy, để tránh tình trạng “có bò mới lo làm chuồng”, nhà trường nên xây dựng ngay mức lao động cho ngạch giảng viên này. Chuyên đề xin đưa ra gợi ý về mức như sau cho ngạch giảng viên cao cấp dựa vào các quan điểm và phương pháp mới như đã trình bày ở trên:

Bảng 21 : Mức giờ chuẩn kiến nghị cho ngạch Giảng viên cao cấp

STT Các loại công việc

Giảng viên cao cấp Định mức

TG

Qui ra giờ chuẩn

1

Công tác chuyên môn (Soạn bài, giảng bài, hướng dẫn học tập, phụ đạo, chấm thi…)

 Giáo viên giảng các môn khoa học xã hội, chính trị và chuyên ngành.

 Giáo viên giảng các môn kỹ thuật, ngoại ngữ, các môn khoa học tự nhiên.

 Giáo viên giáo dục thể chất

1174

290

300

2 Tự bồi dưỡng 200

3 Nghiên cứu khoa học 400 100

4 Sinh hoạt chuyên môn và hội nghị khoa học 120

5 Lao động nghĩa vụ quân sự 80 18

6 Luyện tập quân sự 90 20

Theo đánh giá của giảng viên thông qua Câu 7 trong phiếu điều tra, mức giờ chuẩn trên đưa ra cho ngạch giảng viên cao cấp có tỷ lệ 82% thầy cô được hỏi cho rằng hợp lý. Chỉ có 18 %, cho là chưa hợp lý do các thầy cô này có quan điểm là giáo sư thì phải dành nhiều thừi gian cho nghiên cứu khoa học.

Giảm tỷ lệ thời gian dành cho công tác giảng dạy của giảng viên.

Theo khảo sát điều tra 50 giảng viên trường Đại học Lao động xã hội về sự phù hợp của mức đối với hoạt động lao động của giảng viên cho kết quả

48,1% trung lập với mức hiện tại, 50,2% cho rằng mức không phù hợp với năng lực của giảng viên, 1,7% hoàn toàn đồng ý với mức hiện tại mà trường Đại học Lao động - Xã hội đang áp dụng. Trong 50,2% cho rằng mức không phù hợp với năng lực của giảng viên thì có tới 69,8% cho rằng mức giờ chuẩn quy định cho công tác giảng dạy là quá cao. Chính vì vậy, Nhà trường nên tiếp tục khắc phục những nhược điểm còn tồn tại trong Dự thảo chế độ công tác giảng viên.

Để giảm nhẹ khối lượng công việc giảng dạy qui định mà giảng viên trong trường phải hoàn thành hiện nay, giải pháp tạm thời trước hết là đối với các giảng viên không làm nghĩa vụ lao động, không luyện tập quân sự thì thời gian dành cho các công việc nói trên chỉ nên chuyển một phần sang công tác giảng dạy, còn lại nên được cơ cấu vào các nhiệm vụ khác như nghiên cứu khoa học, học tập tự bồi dưỡng theo những tỷ lệ nhất định để giảm bớt gánh nặng giảng dạy cho giáo viên. Tỷ lệ này nên khác nhau giữa các ngạch giảng viên, và nếu coi thời gian không tham gia các nhiệm vụ kể trên của giảng viên là 1 thì tỷ lệ này nên được cơ cấu như sau :

Đơn vị : lần

Ngạch giảng viên Giảng dạy NCKH Học tập tự bồi dưỡng

GVCC 1/3 2/3 0

GVC 2/3 1/3 0

GV 1/3 1/3 1/3

Trợ giảng 1/3 0 2/3

Tập sự 0 0 1

Lao động nghĩa vụ và luyện tập quân sự không phải là nhiệm vụ mà bất kì giảng viên nào cũng phải thực hiện. Tham khảo việc xây dựng mức ở các trường khác cho thấy về mặt lâu dài, nhà trường muốn giảm nhẹ khối lượng công việc giảng dạy mà giảng viên phải thực hiện, mức giờ chuẩn chỉ nên bao gồm Công tác chuyên môn, các nhiệm vụ khác chỉ nên tính theo khối lượng

công việc, nhiệm vụ để trả lương tăng thêm cho nhà trường. Để có thể thực hiện được việc này đòi hỏi nhà trường phải có chiến lược hợp lý trong việc phát triển đội ngũ giáo viên cả về số và chất lượng mới đảm bảo được việc hoàn thành khối lượng công việc.

Về nghiên cứu khoa học

Trong Dự thảo đã khắc phục được hầu hết các nhược điểm mà chuyên đề nêu ra ở phần II. Tuy nhiên, để khuyến khích giảng viên tham gia tích cực hơn vào công tác nghiên cứu khoa học, nhà trường cần xây dựng thống nhất giờ định mức nghiên cứu khoa học cho các công việc cụ thể như : đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, viết sách, giáo trình, viết chương trình môn học, bài viết cho kỷ yếu hội thảo …

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã xây dựng được một định mức giờ cho công tác nghiên cứu khoa học theo giờ chưa qui chuẩn khá rõ ràng và thực tế thực hiện rất tốt. Chính vì vậy, đây có thể coi là một căn cứ quan trọng để trường Đại học Lao động - Xã hội có thể dựa vào và xây dựng mức sao cho phù hợp với điều kiện của mình. (Phụ lục 4)

Thực hiện các mức lao động trong dự thảo

Xuất phát từ thực tế và những đặc điểm của trường Đại học Lao động - Xã hội trong thời điểm hiện nay, mức lao động xét về mặt tổng thể được đưa ra trong Dự thảo được xem là khá phù hợp và nên được duy trì thực hiện bởi hai lý do.

- Thứ nhất, trường Đại học Lao động - Xã hội luôn có tình hình vượt mức cao trong các năm qua trong đó thời gian dành cho công tác giảng dạy luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu thời gian của giảng viên. Xu hướng này khiến cho sản phẩm của công tác định mức cho khâu công việc này cũng phải có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, khi so sánh mức lao động mà trường Đại học Lao động - Xã hội đang áp dụng so với

mức của các trường khác thì mức lao động của trường Đại học Lao động - Xã hội cao hơn khá nhiều. Chính vì vậy, nếu tăng mức lên thì sẽ vấp phải sự phản kháng của các giảng viên. Hơn nữa, những qui định trong Quyết định 1712/QĐ – BĐH là văn bản có tính pháp lý cao nhất vẫn chỉ dừng lại ở mức lao động như trường Đại học Lao động - Xã hội hiện đang áp dụng. Chính vì vậy không thể tăng mức lao động tăng lên cao hơn Dự thảo được.

- Mức lao động của trường Đại học Lao động - Xã hội cũng không thể điều chỉnh xuống thấp hơn được do đây là thời điểm giao thời giữa Cao đẳng và Đại học. Các nhiệm vụ và khối lượng công việc mà trường phải thực hiện là khá lớn. Nếu điều chỉnh mức thấp, khối lượng công việc của trường sẽ khó có thể hoàn thành hoặc tỷ lệ vượt mức sẽ rất cao.

Ngoài ra, việc cơ cấu thời gian cho công tác nghiên cứu khoa học cũng hoàn toàn hợp lý. Công tác NCKH khi trường trở thành một trường Đại học cũng phải được chú trọng hơn khi còn là Cao đẳng. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại trường vẫn phải chú trọng đến nhiệm vụ giảng dạy nhiều hơn là NCKH nên mức áp dụng cho NCKH là hợp lý và có khả năng tạo động lực

Chính vì vậy, Luận văn không đi xây dựng mức mới mà nhất trí với mức lao động trong Dự thảo hiện nay. Luận văn sẽ đi sâu thêm vào nhóm các giải pháp nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chế độ công tác giảng viên ở trường Đại học Lao động - Xã hội.

2.2.2.Các biện pháp thực hiện trong dài hạn

Trước hết, trong dài hạn, trường Đại học Lao động - Xã hội không thể đồng nhất định mức cho các giảng viên thuộc hai hệ cao đẳng và Đại học như hiện nay được. Giảng dạy Đại học đòi hỏi hao phí lao động phải lớn hơn giảng dạy Cao đẳng bao gồm hao phí cho công tác chuẩn bị bài giảng, nghiên

cứu các phương pháp mới... Hơn thế nữa, phương pháp dạy Cao dẳng và Đại học là hoàn toàn khác nhau. Đối với hệ cao đẳng, giảng viên chú ý hơn đến thực hành trong khi đó, đối với hệ Đại học lại chủ yếu là nghiên cứu, đi sâu đưa ra các phương pháp luận để giải quyết các vấn đề. Chính vì vậy, chế độ công tác giảng viên phải phân biệt rạch ròi đâu là mức áp dụng cho giảng viên dạy đại học và đâu là mức áp dụng cho giảng viên dạy cao đẳng.

Để làm được điều này, đòi hỏi trường Đại học Lao động - Xã hội phải đầu tư, nghiên cứu tiếp về phương pháp cũng như cách thức để xây dựng nên các mức lao động chứ không chỉ đơn thuần áp dụng Quyết định 1712/QĐ- BĐH như hiện nay trên cơ sở điều chỉnh và lấy ý kiến giảng viên.

Trường Đại học Lao động - Xã hội cũng có thể thuê đội ngũ chuyên gia về định mức để về xây dựng một mức chuẩn cho trường. Tuy nhiên, phương pháp này gây tốn kém lại không khuyến khích được giảng viên trong trường nghiên cứu về định mức.

Thứ hai, với xu thế xã hội hóa giáo dục như hiện nay đối tượng giảng viên áp dụng mức lao động nên được khoanh vùng và thu hẹp lại, chỉ nên tính các giảng viên có thời gian trực tiếp tham gia vào công tác giảng dạy chiếm từ 70% trở lên. Điều này sẽ làm cho chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác định mức lao động đối với đội ngũ giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội (Trang 68 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w