4.4.1 Phân tích lợi nhuận dựa vào bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trong phần phân tích này, ta chủ yếu phân tích lợi nhuận trước thuế của hoạt động kinh doanh chính của đơn vị. Qua phân tích yếu tố này ta có thể đánh giá mức độ hoạt động của đơn vị trong 3 năm phân tích 2006-2008 cũng như tình
49 GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải
http://www.kinhtehoc.net
SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung
hình biến động lợi nhuận của các khoản mục để từ đ ó có những giải pháp tăng lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh doanh của đơn vị.
Bảng 4.7: LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN TRONG 3 NĂM (2006-2008) ĐVT: 1.000 đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Tuyệt đối % Tuyệt đối % LN bán hàng hoá 48.700 35.313 54.175 (13.387) (27,49) 18.862 53,41 LN hàng tự chế 859.952 731.179 946.240 (128.773) (14,97) 215.061 29,41 LN khách sạn 196.625 227.481 282.404 30.856 15,69 54.923 24,13 LN dịch vụ khác 46.499 45.604 44.584 (895) (1,92) (1.020) (2,24) Tổng LN HĐKD 1.151.776 1.039.577 1.327.403 (112.199) (9,74) 287.826 27,69 (Nguồn: Phòng kế toán)
Nhìn tổng quát, tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng giảm không đều. Năm 2006, tổng lợi nhuận trước thuế là 1.151.776 ngàn đồng, đến năm 2007 lợi nhuận chỉ còn 1.039.577 ngàn đồng, giảm 112.199 ngàn đồng, tỷ lệ giảm là 9,74% so năm 2006. Năm 2008, đơn vị đã thu được kết quả tốt hơn với lợi nhuận đạt 1.327.403 ngàn đồng tăng 287.826 ngàn đồng với tỷ lệ tăng là 27,69 % so năm 2007. Kết quả tăng là sự cố gắng của các lĩnh vực kinh doanh v à để hiểu sâu hơn tình hình biến động của khoản mục lợi nhuận ta phân tích chi tiết từng lĩnh vực kinh doanh.
+ Lợi nhuận bán hàng hoá
Hoạt động bán hàng hoá của đơn vị tương tự như hoạt động kinh doanh thương mại và khoản đóng góp tương đối nhỏ. Năm 2006 lợi nhuận đạt 48.700 ngàn đồng, năm 2007 lợi nhuận giảm chỉ đạt 35.313 ngàn đồng, giảm 13.388 ngàn đồng, tương ứng tỷ lệ là 27,49%. Lợi nhuận giảm do chi phí đầu vào năm 2007 tăng, thêm vào đó trong năm nhiều đại lý cung cấp các loại thức uống được thành lập có giá cạnh tranh hơn với đơn vị làm doanh thu giảm. Năm 2008 tình
50 GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải
http://www.kinhtehoc.net
SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung
hình có khả quan hơn, khi trong năm khoản mục này mang lại cho đơn vị 54.175 ngàn đồng tăng 18.862 ngàn đồng, tỷ lệ là 53,41% so năm 2007. Hoạt động này tăng chủ yếu do có sự liên kết chặt chẽ với hoạt động kinh doanh tiệc cưới và dịch vụ cho thuê phòng họp vì khách thường sử dụng thức uống tại khách sạn.. Qua đây, ta thấy các hoạt động đều có mối quan hệ t ương hỗ lẫn nhau, từ đó giúp đơn vị hoạt động hiệu quả hơn.
+ Lợi nhuận bán hàng tự chế
Lợi nhuận ở lĩnh vực này cũng tăng giảm không đều, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của chi phí giá vốn tăng cao không bù đắp hết khoản chi này. Năm 2006 lợi nhuận thu được là 859.952 ngàn đồng, năm 2007 lợi nhuận chỉ còn 731.179 ngàn đồng, giảm 128.773 ngàn đồng, tỷ lệ giảm 14,97% so năm 2006. Lợi nhuận giảm gây khó khăn rất nhiều cho đơn vị trong việc bổ sung vốn cũng như tăng qui mô đầu tư. Chi phí tăng cao, khó kiểm soat để có khoản thu bù chi phí đơn vị buộc tăng giá bán đồng thời để giảm chi phí nhân viên phục vụ đơn vị đã kết hợp với khách sạn Bông Hồng (Thị xã SaĐéc) điều chuyển nhân viên phục vụ vào những ngày có nhiều tiệc. Sự kết hợp đó làm lợi nhuận bán hàng tự chế năm 2008 đạt được 946.240 ngàn đồng tăng 215.061 ngàn đồng tăng 29,41% về tương đối so năm 2007.
+ Lợi nhuận khách sạn
Hoạt động này đơn vị gặp không ít khó khăn, vì khách sạn được cơ sở vật chất chưa hiện đại như các khách sạn khác, nên khoản lợi nhuận ở hoạt động này không cao. Tuy nhiên, lợi nhuận hoạt động ở lĩnh vực này tăng đều qua các năm, năm 2006 lợi nhuận đạt 196.625 ngàn đồng, năm 2007 lợi nhuận là 227.481 ngàn đồng tăng 30.856 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ là 15,69% so năm 2006. Kinh doanh dịch vụ lưu trú mang lại lợi nhuận rất cao vì chi phí giá vốn thấp nhưng do hạn chế về cấu trúc phòng (phòng có diện tích phòng nhỏ hơn so với các khách sạn khác), bất lợi về địa thế nên hoạt động này mang lại nguồn thu chưa cao. Trong điều kiện cạnh tranh, đơn vị xác định khách lưu trú chủ yếu là khách du lịch nội địa, các học viên chính trị (thị xã SaĐéc có trường Chính Trị của tỉnh) nên đơn vị liên kết với các công ty lữ hành, ban tổ chức trường chính trị nhằm phục vụ phòng nghỉ với giá ưu đãi nếu nghỉ với số lượng nhiều, chủ động trong công tác
81 88888888888888888888
51 GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải
http://www.kinhtehoc.net
SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung
tìm khách nghỉ nên lợi nhuận năm 2008 đạt 282.404 ngàn đồng tăng 54.923 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 24,13%.
+ Lợi nhuận dịch vụ khác
Các dịch vụ kèm theo trong hoạt động ở khách sạn là rất cần thiết, vì nhờ các dịch vụ kèm theo khách hàng có thể tiếp tục giao dịch với đơn vị. Ngày nay, nhu cầu đối với các dịch vụ tiện ích là rất cần tiết, và hầu hết các đơn vị kinh doanh trong ngành đều quan tâm khía cạnh này. Mặc dù, hoạt động ở lĩnh vực này mang lại lợi nhuận không nhiều nhưng nó góp phần giữ chân khách hàng. Năm 2006 lợi nhuận của hoạt động này là 46.499 ngàn đồng, năm 2007 là 45.604 ngàn đồng giảm 895 ngàn đồng, tỷ lệ giảm 1,92%, nguyên nhân giảm do chi phí đầu vào tăng: chi phí khấu hao, nhân viên phục vụ, điện…Năm 2008 mặc dù doanh thu tăng khá cao 143.819 ngàn đồng nhưng chi phí tăng cao, doanh thu không đủ bù đắp chi phí nên lợi nhuận chỉ đạt 44.584 ngàn đồng, giảm 1.021 ngàn đồng, tỷ lệ là 2,24%. Qua đây, ta thấy đơn vị cần những giải pháp giảm chi phí để tăng lợi nhuận cũng như hiệu quả trong hoạt động này: sử dụng tiết kiệm các nguyên liệu cần thiết cho quá trình phục vụ, quản lý tốt tài sản cố định, giảm chi phí khấu hao tài sản cố định .
Tình hình biến động lợi nhuận trước thuế của đơn vị được thể hiện ở biểu đồ sau: 1400000 1200000 1000000 800000 600000 400000 48.700 196.625 859.952 35.313 227.4 731.179 54.175 282.404 946.240 200000 0 46.499 45.604 44.584 2006 2007 2008 LN bán hàng hoá LN hàng tự chế LN khách sạn LN dịch vụ khác
Lợi nhuận có nhiều biến động sẽ làm đơn vị gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh cũng như giảm khả năng cạnh tranh của mình. Để các hoạt động trong đơn vị đều tăng cần giảm chi phí, sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên liệu chế biến, quản lý tốt tránh hạch toán sai, thiếu. Chi phí mua hàng, chi phí bán hàng và chi phí mang tính phục vụ của từng hoạt động khó tính được riêng biệt nên đơn vị hạch toán vào lĩnh vực bán hàng tự chế nên ảnh hưởng đến lợi nhuận của hoạt động này. Do đó, đơn vị cần tính chính xác, rõ ràng chi phí của từng khoản mục kinh doanh để có kết quả tốt hơn.
Đơn vị cần có chiến lược nghiên cứu thị hiếu cũng như khẩu vị của thực khách để phục vụ tốt hơn. Bên cạnh đó, cần nầng cao chất lượng dịch vụ, hạ giá thành, nâng cao trình độ cũng như khéo léo trong phục vụ của các nhân viên ở bộ phận phục vụ.
Không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu của đơn vị để tăng sức cạnh tranh, có điều kiện đứng vững và phát triển trên thị trường trong mọi điều kiện.
4.4.2 Phân tích khả năng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của khách sạnBảng 4.8: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN CỦA KHÁCH SẠN Bảng 4.8: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN CỦA KHÁCH SẠN TRONG 3 NĂM (2006-2008)
ĐVT: 1.000 đồng CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN CHÊNH LỆCH
Năm Kế hoạch Thực hiện TH/KH % 2006 1.239.000 1.151.776 (87.224) (7,04) 2007 1.444.400 1.039.577 (404.823) (28,03) 2008 1.768.000 1.327.403 (440.597) (24,92)
(Nguồn: Phòng kế toán)
Kinh doanh có lãi là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp hoạt động, để nắm được tình hình kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động của mình cần có những mục tiêu để phấn đấu.
Dựa vào bảng trên ta thấy tình hình thực hiện kế hoạch của đơn vị qua 3 năm phân tích chưa đạt.
Năm 2006, lợi nhuận kinh doanh thực tế là 1.151.776 ngàn đồng trong khi kế hoạch đề ra là 1.239.000 ngàn đồng không hoàn thành là 87.224 ngàn đồng, tỷ lệ là 7,04%. Nguyên nhân do trong năm tình hình kinh doanh vừa ổn định, có
nhiều thay đổi về nhân sự của đơn vị nên chưa hoàn thành kế hoạch. Sang năm 2007 lợi nhuận kế hoạch là 1.444.400 ngàn đồng nhưng thực tế chỉ đạt 1.039.577 ngàn đồng, giảm 404.823 ngàn đồng và chỉ đạt 71,97%, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thấp. Nguyên nhân lợi nhuận giảm do chi phí năm 2007 tăng cao với tốc độ 40,01% trong khi tốc độ tăng doanh thu chỉ 27,77%. Năm 2008 dù đơn vị có những giải pháp tối ưu tăng doanh thu đồng thời giảm những khoản chi có thể nhưng tình hình thực hiện cũng không khả quan, lợi nhuận thực hiện l à 1.327.403 ngàn đồng, kế hoạch đặt ra là 1.768.000, giảm 440.597 ngàn đồng chỉ đạt 75,08% so kế hoạch.
Qua tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của đơn vị, bên cạnh đơn vị cố gắng hoàn thành kế hoạch doanh thu thì vấn đề giảm chi phí để tăng lợi nhuận là rất cần thiết.
- Xây dựng phương án kinh doanh cụ thể, thay đổi kết cấu các dịch vụ hợp lý, có giá bán hợp lý và tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh để cung ứng dịch vụ tốt theo nhu cầu khách hàng.
- Tăng doanh thu bằng cách sử dụng nhiều phương thức kinh doanh: bán trực tiếp hoặc thông qua môi giới..
- Đơn vị cần củng cố cơ sở vật chất, ổn định nhân lực, bổ sung nguồn vốn để phục vụ tốt hơn.
- Do đặc điểm kinh doanh, giá vốn chiếm tỷ trọng cao nhất vì thế cần giảm giá vốn: giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, đồng thời giảm chi phí trong quá trình mua hàng .
4.4.3 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh qua các năm
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị, nó được xác định bằng chênh lệch giữa phần giá trị đơn vị thực hiện được và toàn bộ chi phí tương ứng để tạo nên giá trị đó, nó thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán.
Khi đơn vị hoạt động càng có hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều, nhưng có thể sai lầm nếu chỉ căn cứ vào sự tăng lên hay giảm xuống của lợi nhuận mà đánh giá hiệu quả của đơn vị là tốt hay xấu mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị đã thực hiện được, với tài sản, nguồn
vốn chủ sở hữu bỏ ra thì mới có thể đánh giá được chính xác hơn hiệu quả của toàn bộ hoật động cũng như từng mặt hoạt động.
Dựa vào bảng 4.9 ta sẽ đánh giá hiệu quả quả kinh doanh của đơn vị thông qua một số chỉ tiêu về lợi nhuận
Bảng 4.9: MỘT SỐ CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN TRONG 3 NĂM (2006-2008) ĐVT: 1.000 đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2007/2006 2008/2007 2006 2007 2008 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng DT 3.760.808 4.692.512 5.855.141 931.704 24,77 1.162.629 27,78 Tổng LN 1.151.776 1.039.577 1.327.404 (112.199) (9,74) 287.826 27,69 VCSH 3.204.188 3.204.188 3.533.943 0 329.755 10,29 Chi Phí 2.609.032 3.652.935 4.527.738 1.043.903 40,01 874.803 23,95 LN/DT (%) 30,63 22,15 22,67 (8,47) - 0,52 - LN/VCSH (%) 35,95 32,44 37,56 (3,5) - 5,12 - LN/TCP(%) 44,15 28,46 29,32 (15,69) - 0,86 -
Thông qua bảng phân tích, ta phân tích theo các nội dung sau: + Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
Tỷ suất này xác định hướng phát triển kinh doanh, trong năm phân tích tỷ số này tăng giảm không đều. Năm 2006 tỷ lệ là 30,63%, năm 2007 tỷ lệ giảm còn 22,15% giảm 8,47% so năm 2006. Tỷ lệ lợi nhuận giảm do phải trang trải chi phí kinh doanh cao do chịu tác động của giá thị trường. Năm 2008, tỷ suất này tăng lên là 22,67% tăng 0,52%, đây là sự cố gắng của toàn thể đơn vị, mặc dù tăng tương đối thấp nhưng đây là dấu hiệu khả quan giúp đơn vị củng cố hoạt động. Tuy nhiên tỷ suất này tăng, giảm chưa đánh giá được hiệu quả kinh doanh, cần xem xét các chỉ tiêu về đồng vốn, chi phí để xác định khả năng sử dụng các yếu tố đó vào hoạt động kinh doanh dẫn đến khả năng sinh lời của các yếu tố này.
http://www.kinhtehoc.net
+ Tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí
Chi phí kinh doanh tăng làm tỷ suất này giảm đáng kể, năm 2006 tỷ suất này là 44,15%, năm 2007 do chi phí tăng cao nên tỷ suất chỉ còn 28,46%, giảm 15,69%. Tỷ suất giảm do năm 2007 tỷ lệ lạm phát là 19,89% (tổng cục Thống kê), làm chi phí hoạt động tăng 40,01% đó là nguyên nhân làm hiệu quả sử dụng giảm. Năm 2008, đơn vị đã cố gắng tiết kiệm chi phí để tăng hiệu quả sử dụng, trong năm tỷ suất là 29,32% tăng 0,85% so năm 2007.
+ Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này nói lên sức sinh lợi tổng hợp của doanh nghiệp. Năm 2006 tỷ suất là 35,95%, năm 2007 tỷ suất là 32,44% giảm 3,5%. Trong năm 2007, nguồn vốn không thay đổi nhưng tỷ suất giảm cho thấy hiệu quả kinh doanh tổng hợp chưa cao. Đến năm 2008, đơn vị được bổ sung thêm 329.754 ngàn đồng tỷ lệ tăng tương ứng là 10,29% vào vốn chủ sở hữu nhằm đơn vị hoạt động tốt hơn và tỷ suất đạt là 37,56%, tăng 5,12%, tỷ lệ tăng này thấp hơn tỷ lệ tăng nguồn vốn bổ sung nên đơn vị cần có những phương án sử dụng vốn hiệu quả hơn.
4.5 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH DOANH
Do đặc điểm kinh doanh của đơn vị, ta chỉ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của dịch vụ khách sạn và dịch vụ nhận tiệc cưới. Bảng 4.10: KẾT QUẢ KINH DOANH CHI TIẾT PHẦN DỊCH VỤ NHẬN ĐẶT TIỆC CƯỚI 2006-2008 ĐVT: đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Số bàn tiệc 5.653 5.445 5.720 Giá bán 545.454 727.272 863.636 Tổng DT 3.083.451.462 3.959.996.040 4.939.997.920 Giá vốn/bàn 368.727 554.909 634.513 Tổng GV 2.084.413.731 3.021.479.505 3.629.414.360 Lãi gộp 999.037.731 938.516.5351 1.310.583.360 CP bán hàng 2.134 10.334 28.934 TCP bán hàng 12.063.502 56.268.630 165.502.480 CP Quản lý doanh nghiệp 22.470 27.745 34.762 TCP Quản lý doanh nghiệp 127.022.910 151.071.525 198.838.640 Lợi nhuận 859.951.319 731.176.906 946.242.440
( Nguồn: Phòng kế toán và tổ tiếp tân)
http://www.kinhtehoc.net
http://www.kinhtehoc.net
Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc
www.kinhtehoc.net
Bảng 4.11: KẾT QUẢ KINH DOANH CHI TIẾT PHẦN DỊCH VỤ KHÁCH SẠN 2006 -2008 ĐVT: đồng
CHỈ TIÊU 2006 2007 2008
Loại 1 Loại 2 Loại 1 Loại 2 Loại 1 Loại 2
Ngày/ phòng 553 2.557 780 1.845 675 1.808 Giá/phòng 136.363 90.909 181.818 127.272 236.363 154.545 Tổng doanh thu 75.408.739 232.454.313 141.818.040 234.816.840 159.545.025 279.417.360 Giá vốn/phòng 40.724 29.724 56.650 49.534 62.886 53.620 Tổng giá vốn 22.520.372 76.004.268 44.187.000 91.390.230 42.448.050 96.944.960 Lãi gộp 52.888.367 156.450.045 97.631.040 143.426.610 117.096.975 182.472.400 CP QLDN 4.088 4.088 5.172 5.172 6.913 6.913 Tổng CPQLDN 2.260.664 10.453.016 4.034.160 9.542.340 4.666.275 12.498.704 Lợi nhuận 50.627.703 145.997.029 93.596.880 133.884.270 112.430.700 169.973.696
http://www.kinhtehoc.net
57 GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải
http://www.kinhtehoc.net
SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung
4.5.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình doanh thu
Từ bảng 10 và 11, ta lập bảng các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu lĩnh vực hoạt động khách sạn và dịch vụ nhận tiệc cưới (hàng tự chế).
Bảng 4.12: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG DOANH THU 2006-2007 ĐVT: 1.000 đồng CHỈ TIÊU NHÂN TỐ LƯỢNG NHÂN TỐ GIÁ
q07 x p06 q06 x p06 q07 x p07 q07 x p06 1. DV lưu trú 274.090 307.863 376.635 274.090