Hoàn thiện cơ chế chính sách Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh Thăng Long (Trang 38 - 40)

III. Tình hình hoạt động của NHĐT & PTTL.

1.Hoàn thiện cơ chế chính sách Ngân hàng.

Để góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng các cơ chế chính sách, trong thời gian tới hệ thống Ngân hàng cần tập trung làm tốt các biện pháp như sau: + Tiếp tục đổi tư duy xây dựng cơ chế chính sách theo hướng tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng và người dân được tự do thực hiện những hình thức kinh doanh dịch vụ không bị pháp luật cấm thay vì chỉ cho phép thực hiện những gì pháp luật cho phép. Nguyên tắc này là đúng đắn và phù hợp với thực tiễn trong nước cũng như xu hướng tiến bộ trên thế giới. Thực tế cho thấy, để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, các Ngân hàng đã mạnh dạn tìm tòi, áp dụng các hình thức kinh doanh dịch vụ mới mới. Mặt khác, khi xây dựng các cơ chế chính sách cần thực hiện triệt để hơn nguyên tắc bình đẳng giữa các Ngân hàng cả về quyền lợi và trách nhiệm, không phân biệt Ngân hàng lớn Ngân hàng nhỏ. Thực hiện đầy đủ nguyên tắc này là sự quán triệt đúng tinh thần của chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong hoạt động Ngân hàng, đồng thời từng bước sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý minh bạch, thực sự khuyến khích và thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. + Tiếp tục nâng cao chất lượng chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay, căn cứ vào nhiệm vụ liên quan trong chương trình xây dựng các dự luật của Quốc hội và Chính phủ và yêu cầu đổi mới của ngành, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng các van bản quy phạm pháp luật. Chương trình này đã trở thành công cụ quan trọng để chỉ đạo và giám sát quá trình văn bản quy phạm pháp luật của ngành Ngân hàng.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công cụ này, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Ngân hàng cần tiếp tục được đổi mới theo hướng sau: xác định rõ tiêu chí đánh giá tầm quan trọng và tính cấp bách của cơ chế chính sách; thực hiện lựa chọn và sắp xếp thứ tự ưu tiên phù hợp với

các nhiệm vụ, yêu cầu trọng tâm, trọng điểm của ngành và của nền kinh tế trong từng giai đoạn

Mặt khác để chủ động cao hơn, bên cạnh các cơ chế chính sách cần phải hoàn thành để ban hành trong năm, trong chương trình thì cần đưa thêm danh mục các cơ chế chính sách cần có phần kế hoạch thực hiện nghiên cứu, chuẩn bị để phục vụ cho việc hoàn thành xây dựng và ban hành trong các năm tiếp theo.

+ Tiếp tục đổi mới phương thức thực hiện việc soạn thảo và hoàn thiện các cơ chế chính sách quản lý Ngân hàng. Bên cạnh việc giao nhiệm vụ cho các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu liên quan đến các nội dung của cơ chế chính sách chủ trì việc soạn thảo, đối với các cơ chế chính sách lớn có nhiều yêu cầu mới, nên xem xét giao cho một vài đơn vị khác nghiên cứu, đề xuất các phương án nội dung và cách thức tổ chức thực hiện một cách độc lập sau đó trình Ban lãnh đạo xem xét lựa chọn đơn vị được giao chủ trì nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh văn bản. Đây là cách thức tiến bộ đã được Chính phủ áp dụng trong việc giao nhiệm vụ cho một số cơ quan khác nhau xây dựng các phương án nội dung của dự thảo nghị quyết hội nghị Trung ương khoá IV về giáo dục, khoa học, công nghệ. Cách thức này cho phép sử dụng được tối đa trí tuệ một cách độc lập thông qua cơ chế cạnh tranh lành mạnh, không đơn thuần phụ thuộc vào đơn vị hành chính.

+ Tiếp tục đổi mới và thực hiện đầy đủ các bước của quy trình xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Nhằm đảm bảo thực hiện thống nhất quá trình xây dựng các van bản quy phạm pháp luật theo quy định của Nhà nước trong hoạt động của ngành, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có uy chế ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó cần đổi mới cách thức thực hiện như sau:

- Trong khâu tổ chức điều tra, thu thập và xử lý thông tin phục vụ vào việc sơ thảo các nội dung, cần thu thập và xử lý thông tin từ nhiều kênh khác nhau. Bên cạnh thông tin từ các cơ quan chuyên trách, các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan nghiên cứu, đơn vị chủ trì cần trực tiếp tiến hành điều tra thu thập thông tin từ các đối tượng sẽ trực tiếp chịu tác động của các cơ chế chính sách dự kiến sẽ được ban hành. Đồng thời có sự so sách, kiểm chứng để lựa chọn được các thông tin xác thực và cần thiết cho việc xây dựng cơ chế chính sách.

- Cần thu thập ý kiến của các đơn vị, cá nhân đại diện cho các nhóm quan điểm và lợi ích khác nhau để có cái nhìn tổng thể và lường tính được đầy đủ hơn các khó khăn, thuận lợi có thể pháp sinh để chủ động có các giải pháp phù hợp trong quá trình thực hiện. Đồng thời nên áp dụng cơ chế phản biện

bằng cách giao hoặc mời một số đơn vị, cá nhân được đánh giá là có uy tín và năng lực cao xem xét , cho ý kiến tham gia phản biện bằng văn bản chính thức. Cách làm này cho phép nâng cao được trách nhiệm của người cho ý kiến và nâng cao chất lượng các ý kiến tham gia một cách độc lập.

+ Tăng cường năng lực nghiên cứu hoạch định chính sách. Để đảm bảo chất lượng của các cơ chế chính sách, các cơ quan chủ trì phải có một đội ngũ cán bộ có kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn ở trình độ nhất định và làm việc với sự nhiệt tình và trách nhiệm cao:

- Về đào tạo, cần tăng cường sử dụng hình thức dạy và học tại chỗ bằng cách giao cho cán bộ lãnh đạo các cấp đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ cấp dưới thông qua các công việc xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thự hiện cơ chế chính sách. Ngoài ra, cần lựa chọn một số cán bộ trẻ, có năng lực và có tâm huyết để gửi đi đào tạo dài hạn và chuyên sâu về một số lĩnh vực mà chúng ta còn yếu và thiếu cán bộ đầu đàn.

- Về sử dụng, cần tạo điều kiện để nhiều cán bộ được tham gia vào quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách. Đối với những cán bộ có những ý kiến, đề xuất có giá trị cần được ghi nhận và khen thưởng xứng đáng.

+ Thường xuyên và làm tốt công tác sơ kết, tổng kết thực tiễn. Những kết quả và tác động thực tế của các cơ chế chính sách là thước đo quan trọng để đánh giá tính xác thực, đúng đắn và hiệu lực, hiệu quả thực sợ của cơ chế chính sách. Do vậy, yêu cầu chung là phải thường xuyên có sự sơ kết, tổng kết thực tiễn.

+ Tăng cường trao đổi và hợp tác quốc tế. Xây dựng các cơ chế chính sách quản lý các hoạt động Ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế là vấn đề có nhiều nội dung mới mà chúng ta còn thiều nhiều kiến thức và kinh nghiệm nhất định. Do vậy, bên cạnh sự nỗ lực tự học hỏi nghiên cứu, chúng ta cần tranh thủ và cố gắng sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế và Ngân hàng các nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh Thăng Long (Trang 38 - 40)