Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh Thăng Long (Trang 40 - 42)

III. Tình hình hoạt động của NHĐT & PTTL.

2.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

a, Về phía Nhà nước.

Qua 15 năm đổi mới, Nhà nước Việt nam đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng hệ thống pháp luật nhằm quản lý nền kinh tế và xã hội. Vì vậy nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội đã được chế định bằng các văn bản pháp luật, pháp lệnh; kinh tế thị trường từng bước được hình thành thay thế cho nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp trước đây. Tuy vậy, với mục tiêu bảo

đảm cho tự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh, thể chế pháp lý hiện hành trong quản lý kinh tế ở nước ta vẫn còn những điều bất cập như:

+ Các yếu tố pháp lý thể chế ở nước ta hiện nay còn cháp vá, thiếu hoàn chỉnh. Đó là những nhân tố làm hạn chế cạnh tranh lành mạnh và điều đó sẽ dễ dẫn đến tình trạng độc quyền trong kinh doanh.

+ Luật khung và những nguyên tắc chung thiếu cụ thể, hướng dẫn thi hành chậm.

+ Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành thi hành luật còn chồng chéo, thiếu nhất quán, thậm chí mâu thuẫn nhau.

+ Nước ta ban hành khá nhiều luật và pháp lệnh nhưng tình trạng luật điều chỉnh đi sau thực tiễn đã và đang xảy ra ngày càng nhiều, …

Trước tình hình đó, Nhà nước ta cần phải thực hiện một số biện pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước hoạt động có hiệu quả và cạnh tranh lành mạnh. Cụ thể: + Hoàn thiện các yếu tố pháp lý, bổ sung các điều khoản còn thiếu, càng chi tiết, cụ thể càng tốt để tránh trường hợp “lách luật” dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.

+ Khi ban hành luật cần soạn thảo luôn các văn bản hướng dẫn thi hành để tránh tình trạng luật đã ban hành nhưng không thực hiện được do không có văn bản hướng dẫn.

+ Trước khi soạn thảo luật cần xem xét với một số luật khác để tránh tình trạng các luật chồng chéo lẫn nhau. Mặt khác, cần nghiên cứu và ban hành các luật trước khi có “sự cố” xảy ra.

Ngoài các vấn đề trên thì Nhà nước cũng cần quan tâm đến việc tạo môi trường kinh tế ổn định như: giữ vững giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, chống buôn lâu, chống làm hàng giả, … để cho các doanh nghiệp cũng như về phía Ngân hàng có thể phát triển đứng vững trên thị trường.

b, Về phía Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, là Ngân hàng phát hành tiền, Ngân hàng của các tổ chức tín dụng và làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động Ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hước xã hội chủ nghĩa. Với chức năng to lớn của mình, Ngân hàng Nhà nước cần có một

số biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình cạnh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng.

+ Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát đối với các Ngân hàng nhằm đảm bảo cho các Ngân hàng cạnh tranh lành mạnh.

+ Cùng với các cơ quan có chức năng của Nhà nước ban hành các quy định, văn bản của ngành Ngân hàng nhằm tạo hành lang pháp lý cho các Ngân hàng hoạt động và cạnh tranh nhau bình đẳng.

+ Đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế một số Ngân hàng lợi dụng ưu thế tuyệt đối của mình để thao túng thị trường dẫn đến tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”.

+ Đưa ra một số chuẩn mực về: lãi suất (lãi suất cho vay, lãi suất huy động), tỷ giá, … nhằm hạn chế một số Ngân hàng tự ý đưa ra môt mức lãi suất, tỷ giá hấp dẫn hơn, làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh giữa các Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh Thăng Long (Trang 40 - 42)