Tín dụng ngân hàng giúp các DNN&V tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 26 - 28)

doanh có hiệu quả.

Đặc trưng của tín dụng ngân hàng là nguyên tắc hoàn trả đủ gốc và lãi theo thời gian quy định; do đó thúc đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm, tăng nhanh vòng quay vốn, đảm bảo lợi nhuận trả được nợ ngân hàng và có tích luỹ, đảm bảo tiến trình hoạt động và có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho những doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Vì vậy, để được vay vốn ngân hàng, trước hết doanh nghiệp phải khẳng định được kết quả sản xuất kinh doanh của mình.

Hơn nữa, tín dụng ngân hàng với quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, đã giám sát chặt chẽ tiến độ và việc sử dụng vốn của doanh nghiệp đúng mục đích nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận cao nhất. Tín dụng ngân hàng cũng góp phần buộc doanh nghiệp làm ăn đúng đắn thông qua việc kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời ngân hàng cũng giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tư vấn cho

doanh nghiệp hoạt đông hiệu quả hơn, đảm bảo khả năng thu hồi vốn của mình.

Có thể nói: nguồn vốn tín dụng ngân hàng mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp nói chung và các DNN&V nói riêng. Nó không những đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường mà nó còn làm cho các doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với nguồn vốn vay, từ đó có ý thức sử dụng vốn một cách hiệu quả, tích cực, tiết kiệm và đúng mục đích. Hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp là hoạt động mang lại lợi ích tích cực hai chiều, một mặt thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, mặt khác giúp cho ngân hàng thu được nguồn lợi đáng kể từ các khoản cho vay. Do dó có thể nói rằng, tín dụng ngân hàng không những có vai trò tích cực đối với các doanh nghiệp mà còn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế quốc gia.

Tóm lại: Mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng DNN&V đã

khẳng định được vai trò và ảnh hưởng to lớn của mình đối với nền kinh tế. Nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế, khai thác thế mạnh tiềm năng của từng vùng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tại địa phương, đóng góp một phần không nhỏ trong nguồn thu ngân sách Nhà nước, DNN&V góp phần tích cực giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần đắc lực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của đất nước. Sản phẩm hàng hoá của DNN&V phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội.

DNN&V được Chính phủ xác định là trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế quốc gia. Theo kế hoạch đến năm 2010 Việt Nam sẽ có khoảng 500.000 DNN&V. Sự phát triển DNN&V là một tất yếu khách quan. Tuy

nhiên để DNN&V phát triển nhanh chóng và toàn diện không thể thiếu vai trò của tín dụng ngân hàng. DNN&V phát triển mở ra một thị trường đầu tư đầy tiềm năng và hấp dẫn đối với các NHTM và các tổ chức tài chính khác. Song để khai thác một cách có hiệu quả thị trường này, ngoài sự quan tâm đầu tư của chính phủ còn đòi hỏi sự vươn lên của cả ngân hàng và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w