Vận dụng chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp với đối tượng khách hàng là DNN&

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 69 - 72)

khách hàng là DNN&V

Theo đánh giá của Ngân hàng Châu Á: Một trong những điểm yếu của NHNN&PTNT Việt Nam trong việc cho vay đối với DNN&V, là thủ tục cho vay chưa phù hợp, chưa có chính sách ưu đãi về lãi suất đối với DNN&V, phương thức cho vay chưa đáp ứng được yêu cầu của DNN&V, chưa tận dụng được quy chế mềm dẻo về thế chấp. Vì vậy để góp phần thực hiện cam kết của Chính phủ trong việc thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ phát triển; thực hiện định hướng của NHNN&PTNT Việt Nam là xác định cho vay DNN&V, hộ nông dân là thị trường chính Sở giao dịch phải vận dụng chính sách tín dụng một cách linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn mới có thể chiếm lĩnh thị trường tiềm năng song còn đang bị ngỏ này. Cụ thể:

* Về lãi suất

Sở giao dịch cần đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng DNN&V, dựa trên kết quả thẩm định tín dụng và lịch sử quan hệ với ngân hàng. Chú trọng những ngành nghề có triển vọng, đang được nhà nước khuyến khích hỗ trợ để có ưu đãi lãi suất phù hợp. Mặc dù cho vay các khách hàng là DNN&V chứa nhiều rủi ro hơn và món vay nhỏ hơn so với các khách hàng lớn, Sở giao dịch không thể đưa ra mức lãi suất ưu đãi như đối với các tổng công ty lớn đã có quan hệ tín dụng lâu dài. Tuy nhiên ngân hàng vẫn có hể đưa các mức lãi suất khác nhau áp dụng cho các ngành nghề

sản xuất kinh doanh đang có nhiều triển vọng phát triển, được Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, các khách hàng vay vốn với số lượng lớn, hoặc có quan hệ vay trả thường xuyên, được ngân hàng tín nhiệm thì có thể xem xét mức lãi suất thấp hơn so với khách hàng khác.

* Về phương thức cho vay

Trong quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng do NHNN ban hành và quy định cho vay đối với khách hàng của NHNN&PTNT Việt Nam đều quy định: Trên cơ sở nhu cầu sử dụng từng khoản vốn vay của khách hàng, độ tín nhiệm của khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng, ngân hàng thoả thuận với khách hàng về việc lựa chọn phương án cho vay. Quy chế này cho phép Sở giao dịch chủ động lựa chọn phương thức cho vay phù hợp với đặc điểm của từng khách hàng.

Vì thế sở giao dịch cần mạnh dạn mở rộng các phương thức cho vay đối với DNN&V, đặc biệt là phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, vay trả thường xuyên và có tín nhiệm với ngân hàng; do hiện nay các DNN&V hầu như chỉ mới được vay theo một phương thức duy nhất là vay từng lần. Hạn mức tín dụng áp dụng cho DNN&V có thể linh hoạt phù hợp với từng thời kì và từng doanh nghiệp. Song song với giải pháp này, Sở giao dịch cần nâng cao khả năng quản lý tín dụng tránh tình trạng doanh nghiệp lạm dụng vốn của ngân hàng, sử dụng sai mục đích.

* Về thời hạn cho vay

Theo quy định khách hàng và ngân hàng thoả thuận về thời hạn cho vay theo hai loại ngắn hạn và trung dài hạn. Việc xác định thời hạn cho vay phù hợp sẽ thuận lợi cho cả hai bên, ngân hàng sẽ thu được lãi đáng kể nếu tham gia trong suốt chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy các ngân hàng cần

ưu tiên thu lãi ngay đầu tiên và phải rút ra khỏi Hội đồng quản trị sau khi đã thu được toàn bộ vốn vay cả gốc và lãi.

Do đó sở giao dịch cần xác đinh kỳ hạn trả nợ hợp lý, có xem xét đến chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng dựa vào thông tin từ khách hàng như báo cáo tài chính, bảng tổng kết tài sản, báo cáo thu nhập, bảng lưu chuyển tiền tệ và kế hoạch sản xuất kinh doanh, hợp đồng mua bán của doanh nghiệp kết hợp với thông tin về ngành như kết quả hoạt động của các doanh nghiệp cùng ngành, các chính sách của chính phủ cho ngành, … cùng với trình độ của cán bộ tín dụng.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc định kỳ nạn trả nợ một cách tuyệt đối chính xác là rất khó. Cần tránh đặt một kỳ hạn trả nợ quá ngắn không đủ một chu kỳ luân chuyển vốn gây khó khăn cho doanh nghiệp hoặc một kỳ hạn trả nợ quá dài làm cho khách hàng khi có tiền chưa muốn trả ngân hàng ngay mà lại sử dụng vào việc khác.

* Về đảm bảo tiền vay

Như ở phần thực trạng đã nêu, vấn đề đảm bảo tiền vay bằng tài sản hiện nay vẫn là một khó khăn lớn cho các DNN&V khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Vì vậy Sở giao dịch cần đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp trong khâu chuẩn bị hồ sơ, hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết, đặc biệt trong việc tiếp cận các cơ quan chức năng để hoàn thành giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản.

Bên cạnh đó, sở giao dịch cũng nên mạnh dạn xem xét áp dụng biện pháp cho vay không đảm bảo bằng tài sản đối với DNN&V. Đối với hình thức này, ngân hàng có thể dựa trên uy tín và kết quả hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Có thể áp dụng hình thức cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp đã có quan hệ lâu dài, tin cậy với ngân hàng. Bên cạnh đó có thể xem xét cho các DNN&V vay khi có sự đảm bảo của các doanh nghiệp lớn, các

Tổng công ty… Sở giao dịch có thể xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo đối với DNN&V khi sản phẩm của nó được sử dụng phục vụ cho hoạt động các doanh nghiệp lớn. Trong trường hợp này cần có sự đảm bảo của các doanh nghiệp lớn đó và cam kết của khách hàng phải chứng minh được tình hình tài chính của mình là lành mạnh, có tài sản cố định và tài sản lưu động đủ lớn, những hàng hóa dịch vụ đang sản xuất kinh doanh phải có địa chỉ tiêu thụ và ổn định trên thị trường.

Bởi trên thực tế cho thấy, nhiều ngân hàng khi xem xét một bộ hồ sơ vay vốn, hầu như chỉ quan tâm đến giá trị tài sản thế chấp và các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp của khách hàng có đầy đủ và hợp pháp không. Nhưng thực tế, trong thời gian qua tài sản thế chấp chưa thể được coi là một đảm bảo chắc chắn cho doanh nghiệp, bởi vấn đề xử lý tài sản thế chấp còn gặp nhiều khúc mắc, ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi vốn khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Vì vậy vấn luận văn sản thế chấp không thể được coi là điều kiện quan trọng nhất để ngân hàng xem xét cho vay nữa mà điều cần quan tâm là hiệu quả hoạt kinh doanh của đơn vị, uy tín trên thị trường và sự sẵn lòng trả nợ đúng hạn của đơn vị đó. Ngân hàng cần nắm được thông tin này rồi mới có thể linh hoạt hơn trong việc đặt quan hệ tín dụng với doanh nghiệp chứ không e dè và chặt chẽ như hiện nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w