Nguyên nhân từ môi trường vĩ mô.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 59 - 61)

- Trong các loại hình kinh doanh thì kinh doanh tiền tệ đặc biệt nhạy cảm và chịu tác động mạnh mẽ từ các thay đổi của nền kinh tế trong và ngoài nước. Mấy chục năm gần đây, nền kinh tế nước ta cũng như các nước khác trong khu vực đang đứng trước khó khăn nhất định như, hàng hoá sản xuất ra không liên tục, biến động của tỷ giá trên thị trường ngoại tệ…. Tình hình đó tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng. Điều này như một phản ứng dây chuyền đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đặc biệt là công tác tín dụng.

- Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế thế giới nói chung đang suy giảm, trong nước lạm phát đang tăng cao, lạm phát 4 tháng đầu năm 2008 ở mức 11,6%, chính phủ buộc phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nên nhiều nhu cầu cho vay của NHTM bị hạn chế. Tăng trưởng tín

dụng buộc phải giảm từ mức 54% năm 2007 xuồng còn 30% cho cả năm 2008.

- Trong thời gian qua, môi trường kinh doanh đã được cải thiện một bước đáng kể, nhưng vẫn còn những cản trở ngại từ phía các cơ quan chức năng như ngành Thuế, Hải quan, quản lý thị trường… Đang lạm dụng các biện pháp hành chính gây nhũng nhiễu, khó khăn cho doanh nghiệp, làm tăng chi phí kinh doanh hạn chế khă năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Thị trường tài chính kém phát triển, trong đó thị trường cho thuê tài chính mới chỉ đi vào hoạt động, chưa phát triển nên chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, do đó áp lực cung ứng vốn cho đầu tư phát triển được đạt lên vai hệ thống ngân hàng, vây nên tình trạng quá tải. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội cả nước năm 2006 là 398.900 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà Nước là 23,5%, vốn vay 29,8% (trong đó vay ngân hàng là 21,8%), vốn tự có 39,1% và nguồn khác là 7,6% Như vậy phần lớn vốn vay cho đầu tư phát triển có nguồn gốc từ các ngân hàng thương mại. Không chỉ vậy vốn ngắn hạn của ngân hàng thương mại còn là nguồn tài trợ quan trọng cho vốn lưu động của doanh nghiệp,

- Sự ra đời của Luật ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng đã tạo một hành lang pháp lý cho hoạt động của ngân hàng, định hướng cho các ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tuy hệ thống văn bản liên qua tới hoạt động của ngân hàng đã cải tiến nhiều nhưng vẫn chưa đồng bộ và khoa học, chưa đủ sức điều chỉnh những diễn biến phức tạp trong hoạt động thực tế của các ngân hàng. Giữa hai Luật ngân hàng và các luật khác nhau có liên quan như Luật hình sự, dân sự. Luật đất đai, Luật doanh nghiệp, Luật thuế… lại đang có những điểm chưa đồng bộ. Luật đất đai liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, Luật dân sự liên quan đến xử lý tài sản đảm bao tiền vay, pháp lệnh phá sản không bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng. Nhiều trường hợp quan

hệ tín dụng bị hình sự hoá khi xảy ra tủi ro. Thêm vào đó là ngân hàng bị thống chế mức dự nợ đối với khách hàng do Luật các tổ chức tín dụng quy định.

- Nghị đinh 178/1999/NĐ-CP của Chính phủ về đảm bảo tiền vay quy định, tài sản thế chấp phải có nguồn gốc xác định. Nhưng hầu hết những tài sản này lại chưa được các cơ quan có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho chủ tài sản. Vì vậy các tài sản này chưa đủ điều kiện làm đảm bảo cho các khoản vay từ ngân hàng

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w