Phương pháp sửdụng bộ đệm quang

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT HỢP BURST TRONG CHUYỂN MẠCH BURST QUANG (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 2: CHUYỂN MẠCH BURST QUANG

2.5.1. Phương pháp sửdụng bộ đệm quang

Trong các mạng sử dụng chuyển mạch điện tử thì việc đệm dữ liệu được thực hiện trong miền điện, còn ở trong mạng OBS là mạng sử dụng chuyển mạch quang nên việc đệm các burst là một vấn đề khó khăn do công nghệ bộ nhớ truy nhập quang chưa phát triển, do vậy việc đệm các burst được thực hiện bằng các đường dây trễ quang được kết nối với nhau một cách phù hợp để cung cấp được các khoảng thời gian trễ theo yêu cầu.

Ta có một mô hình bộ đệm quang cơ sở:

Hình 2.13: Cấu trúc bộ đệm sử dụng đường dây trễ (FDL) Và cấu trúc bộ đệm SLOB:

Hình 2.14: Mô hình bộ đệm SLOB

Nếu thời gian trễ gây ra bởi một vòng là ∆, thì thời gian trễ tối đa của bộ trễ là D = (20+21+...+2N) x ∆. Có thể sử dụng các bộ đệm quang công nghiệp cỡ lớn (SLOB) nó bao gồm m đầu vào và m đầu ra, burst có thể ra ở một đầu ra bất kỳ nào với mỗi đầu vào xác định. Bộ đệm SLOB được cấu trúc gồm m bộ đếm, với mỗi bộ được liên kết tới một đầu ra làm nhiệm vụ như bộ đệm ảo thực hiện đệm burst xác định độ trễ, nó hoạt động theo nguyên tắc FIFO để lưu giữ các burst. Giá trị bộ đếm giảm đi 1 đơn vị khi có một burst rời khỏi đầu ra và tăng lên 1 khi có một burst tới cổng đầu vào. Nếu burst tới tại thời điểm bộ đếm có giá trị là 0 (bộ đệm rỗng) thì burst sẽ được truyền thẳng, Khi bộ đếm có giá trị max (bộ đệm đầy) thì burst tới bị loại bỏ. Nếu có nhiều burst đến cùng cổng đầu ra trên cùng một khe thời gian thì chúng sẽ lần lượt đăng ký trễ, tổng thời gian trễ mà burst phải chịu là giá trị bộ đếm khi burst đến.

Từ hình 2.14 cho thấy thời gian trễ tối đa là Dmax=mk - 1 khe thời gian với k là số tầng chuyển mạch không tắc nghẽn cơ sở được sử dụng trong bộ đệm.

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT HỢP BURST TRONG CHUYỂN MẠCH BURST QUANG (Trang 41 - 42)